ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6

Thứ bảy - 14/08/2021 20:18
ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6
ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6
ĐỀ 2
Câu 1: (4điểm)
                   Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
                              “Anh đội viên mơ màng
                                Như nằm trong giấc mộng
                                Bóng Bác cao lồng lộng
                                Ấm hơn ngọn lửa hồng”.
                                                      ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Câu 2: (6điểm)
Một trong  năm điều Bác Hồ dạy là “Học tập tốt, lao động tốt”.Em hiểu và thực hiện việc học tập tốt như thế nào? 

Câu 3: (10 điểm)
           Trong buổi học đầu xuân, các bạn kể về những niềm vui ngày Tết và bỗng Bảng Đen tâm sự. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Đề 3
Câu 1. (4 điểm)
Trong bài Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 tập 2) Minh Huệ có viết khổ thơ sau:
                                                Anh đội viên nhìn Bác
                                                Càng nhìn lại càng thương
                                                Người cha mái tóc bạc
                                                Đốt lửa cho anh nằm
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 2. (6 điểm)
Làm được điều gì đó
          Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.
 
  • Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.
  • Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.
  • Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:
 
  • Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.
(First News – theo The Values of LifeHạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 132, 133)
Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện trên.
Câu 3. (10 điểm)
          Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
          Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
Đề 4
Câu 1: (4 điểm)
Cho đoạn văn sau, hãy phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong việc miêu tả và thể hiện cảm xúc của tác giả:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
                                                                     ( Lao xao- Duy Khán)
Câu 2: (6 điểm)
Cánh bướm hồng
 Bố kể cho con nghe hai câu chuyện của bố:
 Câu chuyện thứ nhất:
 Hồi nhỏ, có lần bố thấy con bướm trong bếp, đó không phải là lần đầu bố gặp một con bướm bay lạc vào nhà. Bố thường đơn giản là mở cửa kính để chúng dễ dàng bay ra ngoài. Nhưng con bướm này có màu đặc biệt mà bố chưa từng thấy bao giờ: một con bướm lớn với những chấm tròn màu hồng nhạt. Bố đã loay loay để bắt được nó và giữ chặt nó trong tay. Rồi bố lấy cái hộp bia cũ nhét đầy lá cây và cỏ rồi nhốt con bướm vào đó. Chắc con cũng đoán được điều xảy ra với con bướm phải không? Con bướm chết! Bố không giữ được con bướm bên mình!
Câu chuyện thứ hai:
 Bố nhớ ngày đầu tiên con tập đi xe đạp, bố đã tháo hai cái bánh xe nhỏ ở xe đạp của con ra nhưng con cứ nằng nặc muốn bố phải giữ tay lái và yên xe suốt chặng đường. Bố nói: "Bố thả ra một lát nhé!". Còn con hét ầm lên: "Đừng, đừng bố ơi, con sợ lắm!". Khi con hét lên như thế, bố thấy ấm lòng vì bố biết con vẫn cần bố, cần vòng tay ấp ủ, chở che của bố.
Những ngày đông mưa rét, bố cất xe đạp của con đi. Đợi đến mùa xuân trời ấm áp bố lại lấy xuống giúp con trèo lên xe. Bố đẩy xe cho con. "Thả ra bố ơi!", con reo lên và hơi lạng qua lạng lại một chút trước khi có thể chạy thẳng được. Con cười hớn hở khi xe đạp chạy xa dần trên con đường trải nhựa, trong khi bố đứng sững lại nhìn theo con mãi. Lúc đó bố muốn chạy theo đuổi kịp con, giữ yên xe và tay lái để cảm thấy tóc con chạm vào má và cảm thấy hơi thở của con phả nhẹ lên mặt…
 Nhưng bố vẫn gọi theo con : "Đạp mạnh lên con, giữ chắc tay lái". Rồi bố vỗ tay thật to để nói với con rằng : Con lái xe đạp rất tuyệt!
 Bố sẽ không tìm cách giữ lại con bướm hồng, bố sẽ không giữ chặt con bên mình. Cho dù bố mong muốn biết bao rằng con sẽ mãi mãi là con bé con loạng choạng trên cái xe đạp, má đỏ hồng và kêu lên: "Đừng thả ra bố ơi!". Nhưng rồi cũng có một ngày, bố phải thả tay để con tự đạp xe một mình. Để cho con mãi là một cánh bướm hồng bay mãi trên trên bầu trời xanh thăm thẳm…
Câu hỏi: Qua câu chuyện trên em hãy cho biết người bố muốn nói điều gì với người con?
ĐỀ 5
Câu 1 : (4 điểm) 
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau :
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
< Vũ Tú Nam >
Câu 2 : (6 điểm)
Có một bạn học sinh lớp 6 sau khi được đọc câu thơ của Bác Hồ :
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
đã mua một quyển vở đẹp và nắn nót viết lại như sau :
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Luyện chữ đẹp, học giỏi
Quyết chí ắt làm nên".
Trình bày suy nghĩ của em về nội dung sự việc đó.
Câu 3 : (10 điểm)
Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

ĐỀ 6

Câu 1 : ( 4,0 điểm )
      Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
                                     Ra thế
Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
                                      Lượm ơi còn không?
     Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.

Câu 2: ( 6điểm )
    Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
 Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới- người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “ Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “ Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!” Ông lão mù nói: “ Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo đó.”
                                                        
                                                                    ( Phỏng theo Những tấm lòng cao cả)

Câu 3: ( 10 điểm )
       Lời tâm sự của một cây bàng non trong sân trường bị một số bạn học sinh nghịch ngợm bẻ gãy cành, rụng lá.















 

Nguồn tin: Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây