HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG BÀI HỌC |
* Hoạt động 1: Cá nhân GV: Tình hình thế giới lúc bấy giờ? Và ở Đông Dương HS: Dựa vào sgk trả lời GV: Kết luận " ghi bảng GV: Phân tích thêm GV: Tại sao Pháp và Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Chúng đã thống trị và bóc lột ntn? HS: Dựa vào sgk trả lời GV: Phân tích thủ đoạn thống trị của Pháp và Nhật GV: Chốt ý " Củng cố ý * Hoạt động 2: Nhóm GV: Chia lớp làm 4 nhóm theo 4 tổ N1: Nguyên nhân, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn 27-9-1940? N2: Nguyên nhân, ý nghĩa của khởi nghĩa Nam Kỳ 23-1-1940? N3: Nguyên nhân, ý nghĩa của khởi nghĩa Binh biến Đô Lương? N4: Nhận xét " Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ hai cuộc khởi nghĩa và binh biến GV gọi từng đại diện nhóm trình bày trên lược đồ Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Kết luận ghi bảng GV: Giới thiệu cho HS một vài chân dung của những nhân vật lịch sử trong giai đoạn này VD: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai ð Giới thiệu một vài nét về tiểu sử của những người này * Củng cố: Ý nghĩa của 2 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương đối với cách mạng tháng Tám? |
I/ Tình hình thế giới và Đông Dương: - Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, Nhật xâm lược Trung Quốc " tiến sát biên giới Việt - Trung - Pháp ở Đông Dương đang đứng trước 2 nguy cơ: Cách mạng Đông Dương và Phát xít Nhật - Tháng 9-1940 Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết cùng áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương => Chính sách áp bức, bóc lột dã man của Pháp-Nhật càng làm cho nhân dân bùng lên đấu tranh II/ Những cuộc nổi dậy đầu tiên: * Khởi nghĩa Bắc Sơn: - Ngày 27-9-1940 Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân, nổi dây tước khí giới của Pháp thành lập chính quyền cách mạng - Nguyên nhân: thời chưa đều cả nước, địch mạnh - Ý nghĩa: thành lập đội du kích Bắc Sơn * Khởi nghĩa Nam Kỳ: - Nguyên nhân: bắt lính người Việt - Đêm 22 ngày 23-11-1940 khởi nghĩa nổ ra hầu hết các tỉnh Nam Kỳ " Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện - Nguyên nhân thất bại: thời cơ chưa đến, kế hoạch lộ * Binh biến Đô Lương: - Nguyên nhân:lính người Việt bất bình - Diễn biến: (SGK) * Ý nghĩa: các cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng ta |
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới GV: Hãy nêu những nhân tố mới trong PTCM thế giới? HS: - Thắng lợi của CM tháng Mười Nga. - 3/1919 Quốc tế Cộng sản thành lập. - Nhiều ĐCS thành lập: ĐCS Pháp, ĐCS TQ... GV: Những nhân tố đó tác động như thế nào đến CM Việt Nam? HS: (trả lời) GV: Nhận xét và nhấn mạnh ý nghĩa của cách mạng tháng 10 Nga dẫn đến sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới nên thúc đẩy Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông và phong trào công nhân phương Tây gắn bó mật thiết với nhau, các sự kiện còn lại tạo điều kiện thuận lợi cho CN Mac – Lê nin được trền bá vào nước ta, Phong trào chống chiến tranh tại Việt Nam ở Pháp phát triển. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919- 1925) GV giảng: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh với những hình thức phong phú. GV: trong phiếu học tập sau: Phiếu học tập Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam: *Giai cấp tư sản: -các phong trào đấu tranh: .................................................................................................................................................... -Thành lập tổ chức:............................. -Mục tiêu:................. -Tính chất:................. *Giai cấp tiểu tư sản: -các phong trào đấu tranh: ............................... .......................................................................... -Thành lập tổ chức:.................................. -Mục tiêu:................................................ -Tính chất:............................................... HS: (hoàn thiện phiếu học tập) GV: Bao quát lớp, kiểm tra quá trình làm của học sinh. Mời 2 học sinh trả lời câu hỏi trong phiếu học tập và Sơ kết ý trên bảng. Nhấn mạnh tính chất cải lương, thỏa hiệp của giai cấp tư sản và mở rộng giảng thêm và giới thiệu hình ảnh về sự kiện tiếng bom Phạm Hồng Thái (1924), 2 nhà yêu nước PBC và PCT Phạm Hồng Thái là cựu học sinh trong phong trào Đông Du của PBC. Khi Nhật – Pháp bắt tay với nhau, phong trào Đông Du tan rã, Phạm Hồng Thái bị trục xuất khỏi nước Nhật, thàng 6, năm 1924, Phạm Hồng Thái đã sang TQ, tiến hành vụ mưu sát Toàn quyền Đông Dương Mec – Lanh. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện – Quảng Châu đãthúc đẩy và cổ vũ phong trào tiến lên, mở màn cho cuộc đấu tranh mới của dân tộc. Phan Bội Châu là nhà yêu nước thế kỷ XIX đi theo khuynh hướng DCTS, Ông thành lập Hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du, đưa hs sang NB học. Khi Nhật – Pháp bắt tay với nhau, Ông bị trục xuất khỏi nước Nhật và bị bắt. Phan Châu Trinh là nhà yêu nước thế kỷ XIX đi theo khuynh hướng DCTS, Ông là người khởi xướng cuộc vận động Duy Tân và có ảnh hưởngsâu rộng đến XH VN thời bấy giờ. -GV: Em hãy đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của phong trào? (GV gợi ý: Các phong trào có những ưu điểm và hạn chế gì? Mục tiêu đấu tranh của TS, TTS là đấu tranh vì lợi ích giai cấp hay dân tộc?) - HS: (trả lời) - GV: Tổng kết, nhấn mạnh mục tiêu đấu tranh của các phong trào và ghi chép trên bảng * Hoạt động 3:Tìm hiểu về Phong trào công nhân (1919- 1925) GV: Bối cảnh lịch sử của phong trào công nhân Việt Nam trong mấy năm đầu chiến tranh thế giới thứ nhất? HS: (trả lời) GV: Nhận xét và Giảng mở rộng: Trong nước đã thành lập: Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng lãnh đạo. Giới thiệu tranh và giảng về Tôn Đức Thắng. Tôn Đức Thắng sinh năm 1888, quê ở An Giang. Từ nhỏ đã được lên Sài Gòn học và sớm tham gia vào các phong trào đấu tranh của công nhân. 1912,ông tổ chức phong trào bãi khóa của học sinh trường cơ khí Á Châu ,phong trào được công nhân Ba Son hưởng ứng. Năm 1920, Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu. Sau nàu ông còn tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống Phá và chống Mỹ của Việt Nam. 1969, ông được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH. GV: Em hãy trình bày những phong trào đấu tranh điển hình của công nhân Việt Nam (1919-1925)? HS: (trả lời) GV: Theo em phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) có điểm gì mới so với với phong trào công nhân trước đó? (GV gợi ý: dựa vào mục tiêu đấu tranh để nhận xét?) HS: trả lời. GV: Kết luận. |
I/ Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới - Thắng lợi của CM tháng Mười Nga (1917), thúc đẩy Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông và phong trào công nhân phương Tây gắn bó mật thiết với nhau - 3/1919 Quốc tế Cộng sản thành lập. Đánh dấu sự phát triển trong cách mạng thế giới - Nhiều ĐCS thành lập:ĐCS Pháp, ĐCS TQ...tạo điều kiện thuận lợi cho CN Mac – Lê nin được trền bá vào Việt Nam. II/ Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919- 1925): -Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh với những hình thức phong phú. - Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam: *Giai cấp tư sản: - Các phong trào đấu tranh: chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), chống độc quyền cảng ở Nam Kỳ và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kỳ của tư bản Pháp(1923), đấu tranh bằng báo chí..... - Thành lập tổ chức: Đảng Lập Hiến - Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do, dân chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh -Tính chất: là phong trào yêu nước,dân chủ mang tính Cải lương, thỏa hiệp *Giai cấp tiểu tư sản: -Các phong trào đấu tranh: xuất bản tờ báo tiến bộ (Tiếng Chuông Rè, An Nam trẻ, Người Nhà Quê...), thành lập nhà xuất bản(Cường Học thư xã,Nam Đồng thư xã...), tiếng bom Phạm Hồng Thái, Cuộc đấu tranh đòi thả PBC, đám tang PCT... -Thành lập tổ chức:Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên....... -Mục tiêu: Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ. -Tính chất: : là phong trào yêu nước,dân chủ mang tính xốc nổi, ấu trĩ -Ưu điểm: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân. -Hạn chế: + Phong trào tư sản còn mạng theo tính chất cải lương. + Phong trào của tiểu tư sản: ấu trĩ + Mục tiêu đấu tranh chỉ dừng lại ở quyền lợi giai cấp. III/ Phong trào công nhân (1919- 1925) * Bối cảnh: - Thế giới: ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc. - Trong nước: Phong trào đấutranh diễn ra sôi nổi. Tuy còn tự phát, lẻ tẻ nhưng ý thức cao hơn. Thành lập: Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng lãnh đạo. * Các phong trào điển hình: - 1922, công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật thắng lợi. - 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương… - Tháng 8/1925, phong trào của công nhân Ba Son (Sài Gòn) bãi công ngăn cản tàu chiến của Pháp chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc * Ý nghĩa: Phong trào của công nhân Ba Son đấu tranh không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế, quyền lợi giai cấp mà còn đấu tranh vì mục tiêu chính trị (ngăn cản tàu chiến của Pháp chở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc) Điều này chứng tỏ tinh thần quốc tế, giai cấp công nhân đã đi vào đấu tranh có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng. Phong trào công nhân đã chuyển từ tự phát sang tự giác. |
Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Thị Lê:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn