ĐỀ 1: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn” (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Trình bày khái niệm của thể loại đó. Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo? Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu (Hoặc: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ/ Vì sao vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu?) Câu 2: Hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em. (dòng sông, cánh đồng, đêm trăng,...)
Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy Câu 2: - Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết - Khái niệm truyền thuyết: SGK/7 Câu 3: Ptbđ: Tự sự kết hợp miêu tả. Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ ghép (hình thức láy nhưng khi tách ra cả hai tiếng đều có nghĩa) Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm ra hai thứ bánh Phần II: Tập làm văn Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề Gợi ý: Mở đoạn: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, Lang Liêu là nhân vật chính mang nhiều phẩm chất tốt đẹp. Thân đoạn - Là người có tâm (thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn) + Tuy là con vua nhưng lại sống cuộc sống của người dân thường, thiệt thòi nhất, lại chăm chỉ việc đồng áng, quý trọng hạt gạo. Biết lao động, gắn bó với nghề nông. + Lang Liêu chỉ lo làm thế nào để có lễ vật tươm tất, xứng đáng để lễ Tiên vương chứ không lo tranh ngôi báu. Lang Liêu dùng ngay những thứ mình làm ra để dâng lên Tiên Vương, thể hiện rõ thái độ biết ơn và kính trọng trời đất, tổ tiên. - Là người có tài (thể hiện khả năng sáng tạo) + Là người duy nhất hiểu được ý vua cha (mong muốn phát triển nghề nông, mang lại ấm no, thái bình cho dân). + Thông minh khi hiểu được ý thần. Chàng khéo léo, sáng tạo khi chỉ có một gợi ý nhỏ của thần mà biết lựa chọn sản vật phù hợp, chế biến ra hai thứ bánh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Kết đoạn:Chính bởi mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế, hình tượng Lang Liêu luôn sống mãi trong lòng nhân dân
ĐỀ 2: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương” (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 3: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại” Câu 4: Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại bánh ấy. Câu 5: Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân tộc ta thời vua Hùng? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa chi tiết tưởng tượng kì ảo được sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 2: Hãy tả lại người mẹ kính yêu của em
Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy - Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết Câu 2: Ptbđ chính: Tự sự. Câu 3: “Lang Liêu/ đem/ giấc mộng/ gặp /thần/ ra/ kể/ lại” Từ đơn: đem, gặp, thần, ra, kể, lại Từ ghép: Còn lại Câu 4: Hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy - Ý nghĩa: + ý nghĩa thực tế : Đề cao thành qủa của nghề nông. + ý nghĩa sâu xa: tượng trưng của Trời - Đất, muôn loài, tượng trưng cho ngụ ý đùm bọc nhau Câu 5: - Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Thời kì đất nước ta phát triển kinh tế, người dân tự làm ra lương thực để duy trì đời sống. - Hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc, biết ơn Trời đất, Tổ tiên qua việc tế lễ. Phần II: Tập làm văn Câu 1: HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề Gợi ý: - Xác định chi tiết : thần báo mộng cho Lang Liêu. Mở đoạn: Trong tuyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, chi tiết tưởng tượng kì ảo duy nhất được sử dụng chính là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng. Thân đoạn: - Ý nghĩa: + Chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luôn được thần tiên giúp đỡ. + Lang Liêu được tổ tiên, thần linh giúp đỡ, góp phần làm cho hình tượng nhân vật trở nên đẹp hơn. Thể hiện sự động tình của nhân dân với một hoàng tử có nhiều bất hạnh, chịu khó, gắn bó với nhân dân. + Thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng, thần thánh của mình. + Khiến câu chuyện hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe. Kết đoạn:Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy Đoạn văn tham khảo Trong tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, chi tiết kì tưởng tượng, kì ảo duy nhất được sử dụng là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, đây là chi tiết mang ý nghĩa sâu sắc.. Đây là chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luôn được thần tiên giúp đỡ. Ta thấy Lang Liêu xứng đáng được vì chàng là người yêu lao động và chăm chỉ, là người gần với cuộc sống nhân dân nhất. Chi tiết đã thể hiện sự đồng tình của nhân dân, họ đứng về phía Lang Liêu, người gần gũi và gắn bó với họ, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng của mình. Nhìn ở một khía cạnh khác, chi tiết này làm cho hình tượng nhân vậttrở nên đẹp đẽ hơn để câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.