BỘ ĐỀ THI KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ

Thứ ba - 27/07/2021 18:18
LỊCH SỬ
LỊCH SỬ
TRƯỜNG THCS THANH THÙY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
                                              Thời gian: 45 phút.

Phần I.Trắc nghiệm
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất. Mỗi ý khoanh đúng 0.5đ)
Câu 1 (0,5 điểm)  Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì?
A. Để nhân dân hai nước hiểu nhau.
B. Giúp nhân dân ta nâng cao trình độ dân trí.
C. Bắt dân ta phải theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hóa người Việt.
D. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh ở Trung Quốc.
Câu 2 (0,5 điểm)  Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?
A. Đất nước tươi đẹp như vạn mùa xuân.
B. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.
C. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ.
D. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
Câu 3 (0,5 điểm) Tại sao Hai Bà Trưng được nhân dân lập đền thờ ở khắp nơi?
A. Hai Bà thường giúp đỡ người nghèo.
B. Biết ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà.
C. Kỷ niệm những nơi Hai Bà đặt chân đến.
D. Hai Bà là nười nổi tiếng.
Câu 4 (0,5 điểm) Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại được độc lập cho đất nước?
A. Tiếp tục sử dụng pháp luật nhà Hán để thống trị.
B. Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ.
C. Tiếp tục thu thuế.
D. Miễn thuế hai năm liền cho nhân dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc.
Câu 5 (0,5 điểm) Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ?
A. triều đình nhà Đường đã công nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.
B. nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.
C. nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.
D. An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường. 
Câu 6 (0,5 điểm) Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
 
  1. Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến.                   
B. Tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.                
C. Lên ngôi hoàng đế, đem quân sang đánh nhà Hán.
D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.
Phần II. Tự luận:
Câu 1 (3 điểm) Trình bày tình hình kinh tế, văn hoá Chăm – Pa (thế kỷ II - X)?
Câu 2 (4 điểm) Trình bày diễn biến, ý nghĩa chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938)?

                    HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN LỊCH SỬ LỚP 6

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ
 
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D B D D C

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm).
* Kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.
+ Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả...
+ Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.
- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải...
- Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...
*Văn hoá:
- Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.                  
Câu 2: (4 điểm).
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc nước triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng.
- Khi nước triều rút, ta tấn công, địch rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn... Hoằng Tháo bị giết tại trận.
* Kết quả:
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

*Ý nghĩa:
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.
- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
                                 ************************************
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7
Thời gian: 45 phút

Phần I.Trắc nghiệm
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất. Mỗi ý khoanh đúng 0.5đ)
Câu 1 (0,5 điểm) Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì?
A. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai.
B. Tình hình xã hội không ổn định.
C. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện.
D. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề.
Câu 2 (0,5 điểm) Trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân xâm lược?
A. Nhà Thanh                                       B. Nhà Minh
C. Nhà Xiêm                                        C. vương quốc Lan - Xang
Câu 3 (0,5 điểm) Trận Ngọc Hồi – Đống Đa đánh tan quân xâm lược?
A. Nhà Thanh                                       B. Nhà Minh
C. Nhà Xiêm                                        C. vương quốc Lan - Xang
Câu 4 (0,5 điểm) Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. Có nội dung yêu nước sâu sắc.
B. Thể hiện tình yêu quê hương.
C. Đề cao giá trị con người.
D. Đề cao tính nhân văn.
Câu 5 (0,5 điểm) Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?
A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ
B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến
C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương
D. Mâu thuẫn giữa thương nhân và thợ thủ công
Câu 6 (0,5 điểm) Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố chính trị?
A. Lập lại chế độ tập quyền
B. Lập lại chế độ phong kiến
C. Lập lại chế độ phong kiến tập trung
D. Lập lại chế độ phong kiến trung ương tập quyền
Phần II tự luận:
Câu 1 (3 điểm)Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 2 (4 điểm) Vua Quang Trung đã phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc như thế nào?


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ
 
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C A A D D

Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm).
a. Nguyên nhân.
- Nhờ ý chíđấu tranh chốngáp bức bóc lột , tinh thần yêu nước , đoàn kết và hy sinh cao cả của nhân dân ta .
- Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy.
b. Ý nghĩa :
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê  xóa bỏ ranh giới chia cắtđất nước , đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân  xâm lược của quân Xiêm, Thanh. giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc một lần nửa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của đế chế quân chủ Phương Bắc
Câu 2: (4 điểm)
+ Chính trị  
Xây dựng chính quyền mới
Đóng đô ở Phú Xuân
+ Kinh tế
  a . Nông nghiệp:
+ Ban hành chiếu khuyến nông.
+ Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong .
     Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng .
b . Công thương nghiệp.
+ Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế
+ Mở cửa ải thông thương chợ búa.
        Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần
c. Văn hóa, giáo dục.
+ Ban bốchiếu lập học.
+ Các huyện ,xã được nhà nước khuyến khích mở trường học
+ Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước .
 Kinh tế được phục hồi nhanh chóng
    - Xã hội dần dần ổn định
                      ***********************************


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian: 45 phút

PhầnI. Trắc nghiệm
Câu 1 (0,5 điểm) Tại sao Việt Nam trở thành đích ngắm cho sự xâm lượt của thực dân Pháp?
A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông.
B. Giàu tài nguyên, thị trường béo bở, vị trí thuận lợi, chế độ phong kiến suy yếu.
C. Tuy vị trí không thuận lợi nhưng tài nguyên phong phú.
D. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.
Câu 2 (0,5 điểm)  Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?
A. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
B. “Vì vua cứu nước”.
C. “Thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Tây”.
D. “Bao giờ người Tây nhổ hất cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Câu 3 (0,5 điểm)  Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nổ ra cùng thời với phong trào Cần vương?
A. khởi nghĩa Phan Bá Vành.           B. khởi nghĩa Yên Thế.
C. khởi nghĩa Lê Văn Khôi.              D. khởi nghĩa Trà Lũ.
 Câu 4 (0,5 điểm) Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
A. Đề Nắm.
B. Đề Thám.        
C. Đề Thuật        
D. Đề Chung.

Câu 4 (0,5 điểm) Thành phần tham gia chính của phong trào Đông Du là

  A. Nông dân                        B. Thanh niên yêu nước.
  C. Phong kiến.                     D. Tư sản.
  Câu 5 (0,5 điểm) Phong trào yêu nước nào sau đây diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kỳ?     
  A. Đông du.                        B. Đông Kinh nghĩa nghĩa thục.
  C. Duy tân.                         D. Chống thuế.
  Câu 6 (0,5 điểm) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh
    A. nước ta hoàn toàn độc lập.                       
    B. nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.
    C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại.    
    D. cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối.        

Phần II. Tự luận
Câu 1 (4 điểm) Em hãy cho biết chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp tại Việt Nam? Từ đó chỉ ra mục đích khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
Câu 2 (3 điểm) Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước (1911 - 1917)?



HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
Phần I trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5đ
 
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D B B C D

Phần II tự luận (7 điềm)
Câu 1(4 điểm)
1. Chính trị (Tổ chức bộ máy nhà nước)
- TD Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
- Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào
- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ
2. Chính sách kinh tế
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than,  kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ...
 - Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.
 - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến
- +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.
  * Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .
* Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
Câu 2: (3 điểm)
a. Tiểu sử:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.
b. Hoàn cảnh:
- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.
- CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối
c. Hoạt động:
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.
- Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
- Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.

 

Nguồn tin: Giáo viên: Đỗ Thị Minh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây