Bộ ĐỀ THI GDCD TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN HKII

Thứ ba - 27/07/2021 18:41
THCS  THANH THÙY
THCS THANH THÙY
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
                            ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Câu 1 : Công ước Liên hợp quốc ra đời vào năm nào?
        A.Năm 1999                                             B. Năm 1989
   C. Năm 1990                                            D. Năm 1898
Câu 2 : Việt Nam gia nhập vào Công ước Liên hợp quốc năm nào?
       A. Năm 1999                                             B. Năm 1989
 C. Năm 1990                                              D. Năm 1898
Câu 3 : Việt Nam là nước thứ mấy gia nhập vào Công ước Liên hợp quốc ?
   A. Thứ 2                                         B. Thứ 1
   C. Thứ 3                                         D. Thứ 4
Câu 4 : Xác định công dân nước Việt Nam  là :
       A. Người Việt Nam bỏ quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài
  B. Người nước ngoài sang Việt Nam làm việc
   C. Người có quốc tịch Việt Nam
  D. Cha quốc tịch Việt Nam, mẹ có quốc tịch Mĩ, con sinh ra có quốc tịch Việt Nam 
Câu 5 : Hành vi xâm hại quyền trẻ em là:
       A.Tiêm phòng bảo vệ sức khỏe của trẻ em
  B. Đưa trẻ đến trường khi đến tuổi đi học
       C. Khai sinh cho trẻ đúng qui định
       D. Bắt trẻ em lao động quá sức
Câu 6 : Trong những biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
 
  1. Chăm chỉ vào học tập, ngoài ra không động vào việc gì
  2. Chỉ chăm chú vào học một số môn mình thích 
  3. Chỉ học ở trường, không cần học ở nhà và hỏi các bài tập khó
  4. Ngoài giờ học ở trường, cần có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể



Câu 7 : Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có nghĩa gì ?
       A. Thể hiện quyền và bổn phận của mình
       B. Tôn trọng và quan tâm đến trẻ em vì tương lai của đất nước
       C. Thể hiện trách nhiệm của công dân
       D. Thể hiện trách nhiệm của mọi người dân
Câu 8: Công ước Liên Hợp Quốc chia làm mấy nhóm quyền?
A.2                                           B. 4
C. 3                                          D. 5
 
Câu 9: Đối tượng không phải là công dân Việt Nam là :
       A. Người Việt Nam phạm tôi bị phạt tù
       B. Người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn
       C. Người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài
       D. Người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
Câu 10 : Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm:
   A. Tín hiệu đèn, biển báo
   B. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn
    C. Tường bảo vệ, hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông
    D. Tất cả các ý trên
Câu 11: Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cần:
    A. Sửa chữa, làm đường
    B. Hạn chế lưu thông
    C.Tăng cường xử phạt
    D.Tuyệt đối chấp hành luật giao thông
Câu 12 :  An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa?
A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm, không được đi học
B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để đóng tiền đi học
C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật
D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học
Câu 13: Bạn N cho rằng học chỉ để cho nặng đầu, thà đi làm công ty còn hơn. Em sẽ khuyên bạn N như thế nào
A. Khuyên bạn tích cực học tập để trau dồi kiến thức và có cơ hội phát triển
B. Mặc kệ bạn
C. Khuyên bạn bỏ học đi làm công ty mới kiếm được nhiều tiền
D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình
Câu 14: Bố H mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em Hoà vẫn cố gắng học tập, cuối năm đạt HS giỏi. Em có nhận xét gì về bạn H
   A. H là người chăm ngoan, học giỏi
B. H là người ý thức được mục đích học tập
C. H là người siêng năng, kiên trì
D. Cả A,B, C
Câu 15: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo:
        A. Đường dành cho người đi bộ
        B. Người đi bộ không được phép đi
        C. Nguy hiểm cho người đi bộ
        D. Chỉ dẫn cho người đi bộ
Câu 16:  Hành vi nào vi phạm an toàn giao thông?
        A. Không mang vác vật cồng kềnh
        B. Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng
        C. Đi đúng phần đường qui định
        D. Theo chỉ dẫn dành cho người đi bộ
Câu 17: Hành vi nào thực hiện an toàn giao thông ?
       A. Mang vát vật cồng kềnh
        B. Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng
        C.Tuân thủ luật giao thông
        D. Chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm
Câu 18: Trẻ em Việt Nam có những nhóm quyền :
        A. Quyền sống còn, quyền bảo vệ
   B. Quyền phát triển , quyền tham gia
        C. Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia
        D. Quyền bảo vệ, quyền tham gia
Câu 19: Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em là thể hiện nhóm quyền:
        A. Quyền sống còn
        B. Quyền bảo vệ
   C. Quyền phát triển
       D. Quyền tham gia
Câu 20: Được học tập, vui chơi giải trí thuộc nhóm quyền:
   A. Quyền sống còn                         B. Quyền phát triển
    C. Quyền bảo vệ                            D. Quyền tham gia
Câu 21: Được sống và đáp ứng nhu cầu tồn tại thuộc nhóm quyền:
    A. Quyền sống còn                        B. Quyền phát triển
    C. Quyền bảo vệ                             D. Quyền tham gia
Câu 22: Học tập giúp chúng ta:
        A. Có kiến thức, hiểu biết               
        B. Hiểu biết, phát triển
        C. Phát triển toàn diện, giúp ích cho mình
        D. Có kiến thức, hiểu biết, phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia
     đình và xã hội
Câu 23: Bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục Việt Nam là:
        A. Mầm non                                    C.Trung học phổ thông
        B. Tiểu học                                     D. Đại học
Câu 24: Gia đình có trách nhiệm đối với việc học của con em mình là :
        A. Cho con đi học
       B. Nuôi dưỡng trẻ em
       C. Tạo điều kiện để các em sống
       D. Tạo điều kiện cho trẻ em hoàn thành nghĩa vụ học tập
Câu 25: Thực hiện công bằng giáo dục, miễn học phí cho học sinh tiểu học là trách nhiệm của:
       A. Nhà nước                                    B. Gia đình
  C. Nhà trường                                  D. Cơ quan giáo dục
Câu 26: Quyền học tập của công dân thể hiện :
       A. Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp
       B. Học từ  bậc mầm non đến sau đại học
       C. Học bằng nhiều hình thức, và học suốt đời                                  
       D. Học không hạn chế , học bất kỳ ngành nghề nào thích hợp, Học bằng nhiều
     hình thức, và học suốt đời
Câu 27: Câu ca dao “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” nói về điều gì?
        A. Quyền của công dân
        B. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
        C. Gia đình chăm lo việc học của trẻ em
        D .Nhà trường tạo điều kiện cho người học
Câu 28: Khi có người lạ đến địa phương cư trú xin giấy gì ở địa phương?
        A.Tạm vắng                                    B. Tạm trú
   C. Cấp hộ khẩu                               D. Tạm đến
Câu 29: Khi rời khỏi địa phương đi làm ăn xa xin giấy gì ở địa phương?
       A.Tạm vắng                                     B. Tạm trú
  C. Cấp hộ khẩu                                D. Tạm đến
Câu 30: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được qui định điều mấy hiến pháp 2013?
          A.22                                             B. 21
    C. 20                                             D. 23


                                      
BIỂU ĐIỂM – ĐÁP ÁN MÔN GDCD 6

Từ câu 1 đến câu 20 mỗi câu đúng được 0,3 điểm.
Từ câu 21 đến câu 30 mỗi câu đúng được 0,4 điểm.

 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B D A C D D B B C D D C A D A














TRƯỜNG THCS THANH THÙY
                            ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Câu 1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ.                  B. Quyền được chăm sóc.
      C. Quyền được giáo dục.               D. Cả A,B,C.
Câu 2. Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?
A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.
B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.
C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.
D. Cả A,B,C.
Câu 3. Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?
A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.
B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.
D. Cả A,B,C.
Câu 4. Biểu hiện của quyền được giáo dục là?
A. Trẻ em được đi học.
B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
D. Cả A,B,C
Câu 5. Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?
A. Cha mẹ.                                    B. Người đỡ đầu.
C. Người giúp việc.                      D. Cả A,B.
Câu 6. Di sản văn hóa bao gồm?
A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Câu 7. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?
A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
Câu 8. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?
A. Di sản.                                              B. Di sản văn hóa.
C. Di sản văn hóa vật thể.                    D. Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 9. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
Câu 10. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?
A. Di sản văn hóa vật thể.                            B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.                                         D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 11. Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.                            B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.                                        D. Danh lam thắng cảnh.
Câu 12. Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
A. 13.              B. 14.                    C. 15.                                       D. 16.
Câu 13. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ?
     A. Tôn giáo.   B. Tín ngưỡng.             C. Mê tín dị đoan.          D. Truyền giáo.
Câu 14. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ?
A. Tôn giáo.    B. Tín ngưỡng.        C. Mê tín dị đoan.            D. Truyền giáo.
Câu 15Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là
A. Công dân được tự do làm nghề bói toán, mê tín dị đoan
B. Công dân có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình.
D. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý của mình.
Câu 16. Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A. Phật giáo.        B. Thiên Chúa giáo.  C. Đạo Cao Đài.         D. Đạo Hòa Hảo.
Câu 17. Hành vi nào sau đây cần lên án?
A. Ăn trộm tiền của chùa.            B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.
C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.          D. Cả A,B,C.
Câu 18. Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã.             B. Đảng ủy xã.
C. Ủy ban nhân dân xã.                 D. Công an.
Câu 19. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?
A. Công an xã.               B. Ủy ban nhân dân xã.
C. Công an huyện.         D. Hội đồng nhân dân huyện.
Câu 20 Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Chăm chỉ học tập và chăm lo việc nhà giúp bố mẹ
B. A luôn tôn trọng thầy cô giáo.
C. H chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ nhưng rất ngại học.
D. B thỉnh thoảng hút thuốc lá khi có người rủ.
Câu 21. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?
A. Báo cho chính quyền địa phương.                   B. Mang đi bán.
C. Lờ đi coi như không biết.                                D. Giấu không cho ai biết
Câu 22. Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?
A. Chính phủ.                       B. Tòa án nhân dân.
C. Viện Kiểm sát.                 D. Ủy ban nhân dân xã.
Câu 23. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Lờ đi và coi như không biết.
C. Báo với chính quyền địa phương.
D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.
Câu 24. Vì D là con riêng của chồng nên mẹ kế D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ.                                B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.                           D. Cả A,B,C.
Câu 25. Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?
A. Quyền được bảo vệ.                            B. Quyền được chăm sóc.
C. Quyền được giáo dục.                         D. Cả A,B,C
Câu 26Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?
A. Chính quyền địa phương.                                 B. Trưởng thôn.
C. Trưởng công an xã.                                              D. Gia đình
Câu 27: Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì trong các hành vi dưới đây?
A. Tìm mọi cách phản ánh cho cơ quan công an;
B. Im lặng, bỏ qua;
C. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhờ giúp đỡ;
D. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ;
Câu 28: Trên đường đi học, A trông thấy bác hàng xóm ném một bì gà chết xuống mương nước của làng. Theo em, bác hàng xóm đã vi phạm pháp luật về
A. Bảo vệ di sản văn hóa
B. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
C. Quyền bất khả  xâm phạm về chỗ ở
D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
Câu 29: Trong một lần đi tham quan di tích lịch sử Thành Nhà Hồ ( Vĩnh Lộc – Thanh Hóa ), em thấy những chữ viết chằng chịt lên vách đá, thậm chí còn ghi họ tên, ngày tháng đến thăm quan. Em thấy việc làm đó là vi phạm việc bảo vệ di sản văn hóa nhưng băn khoăn không biết hành vi đó vi phạm nội dung gì trong những nội dung sau đây:
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
B. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.
C. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.
D. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Câu 30: Em tán thành với việc làm nào dưới đây?
A. Khi con đến tuổi đi học cha mẹ mới làm giấy khai sinh cho con.
B. Thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho trẻ em.
C. Lôi kéo trẻ em hút chích ma túy.
D. Không cho trẻ em đi tiêm phòng dịch.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GDCD 7  HỌC KÌ II
                                 NĂM HỌC: 2020- 2021
                                                                            
 
  • Từ câu 1 > câu 20 : Mỗi câu trả lời đúng được 0,3 điểm
  • Từ câu 21 > Câu 30: Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm      
Câu 1 2 3 4 5 6 8 8 9 10
Đáp án D D D D D D A C D B
 
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A C A C B A D D B A
 
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A D C C B A A B B B













































TRƯỜNG THCS THANH THÙY
                            ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8


Câu 1 (0.25): Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 2.(0.25) Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 3.(0.25)Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 4.( 0,25 đ) Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 5.(0.25) Chiếm hữu bao gồm ?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.
D. Cả A,B.
Câu 6.(0.25đ) Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 7.(0.25 đ) Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 8(0.25). Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 9.(0.25đ) Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.
C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.
D. Cả A,B,C.
Câu 10.(0.25đ) Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Sử dụng súng tự chế.
B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.
C. Dùng dao để đánh nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 11.(0.25 đ ) Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?
A. HIV.
B. AIDS.
C. Ebola.
D. Cúm gà.
Câu 12.(0.25đ ) HIV/AIDS lây qua con đường nào?
A. Quan hệ tình dục.
B. Từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
C. Dùng chung ống kim tiêm.
D. Cả A,B,C.
Câu 13. (0.25đ )HIV/AIDS không lây qua con đường nào?
A. Giao tiếp : bắt tay, vỗ vai.
B. Hiến máu.
C. Quan hệ tình dục.
D. Dùng chung ống kim tiêm.
Câu 14.(0.25 đ ) Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS bao lâu?
A. 10 năm.
B. 15 năm.
C. 20 năm.       .
D.Suốtđời

Câu 15.(0.25đ ). Dấu hiệu lâm sàng chính khi mắc HIV/AIDS là?

A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.
C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.
D. Cả A,B,C.
Câu 16. (0.25 đ)Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy.
C. Mại dâm.
D. Cả A,B,C.
Câu 17.(0.25 đ ). Tác hại của tệ nạn xã hội là?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. (0.25đ ) Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Ma túy,mại dâm.
B. Cờ bạc, rượu chè.
C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
D. Cả A,B,C.
Câu 19.(0.25đ ) Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?
A. Tử hình.
B. Chung thân.
C. Phạt tù.
D. Cảnh cáo.
Câu 20. (0.5 đ)Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 năm đến 3 năm.
B. Từ 3 năm đến 5 năm.
C. Từ 2 năm đến 7 năm.
D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Câu 21.(0.5 đ ) Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.                 
D.CảA,B,C.

Câu 22.(0.5 đ ) Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ.
C. Tính bắt buộc.
D. Cả A,B,C.
Câu 23.(0.5 đ ) Bản chất pháp luật nước ta là?
A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.
B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.
C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Cả A,B,C.
Câu 24.(0.5 đ ) Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?
A. Khái niệm pháp luật.
B. Vai trò của pháp luật.
C. Đặc điểm của pháp luật.
D. Bản chất của pháp luật.
Câu 25(0.5 đ ). Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 26.(0.5 đ ) Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 11 chương, 120 điều.
B. 12 chương, 121 điều.
C. 13 chương, 122 điều.
D. 14 chương, 123 điều.
Câu 27.(0,5 đ) Người ký bản Hiến pháp là?
A. Chủ tịch Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Phó Chủ tịch Quốc Hội.
Câu 28.(0.5 đ ) Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?
A. Giống nhau.
B. Không được trùng.
C. Không được trái.
D. Cả A,B,C.
Câu 29.(0.5 đ ) Nội dụng hiến pháp bao gồm ?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A,B,C.
Câu 30.(0.5 đ ) Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.

ĐÁP ÁN: ĐỀ THI HỌC KÌ II GDCD 8- NĂM HỌC 2020-2021
 
1 D 11 A 21 C
2 A 12 D 22 B
3 A 13 A 23 D
4 A 14 D 24 B
5 D 15 D 25 D
6 B 16 D 26 A
7 D 17 D 27 A
8 A 18 A 28 B
9 D 19 A 29 D
10 D 20 C 30 A

























.

























 




































































 

Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây