TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Thép Mới
C. Tô Hoài
D. Võ Quảng
Câu 2.Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)
B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)
C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)
D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)
Câu 3: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn tự rút ra sau cái chết của Dế Choắt là gì?
A. Phải yêu thương, giúp đỡ người yếu khổ hơn mình
B. Không được hèn nhát trước kẻ mạnh hơn mình
C. Hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
D. Cả 3 phương án trên
Câu 4. Văn miêu tả là gì?
A. Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, quang cảnh…
B. Là loại văn kể cho người nghe biết các nhân vật, sự kiện, thường có cao trào, kịch tính trong truyện
C. Không xác định được
D. Loại văn thể hiện cảm xúc
Câu 5. Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?
A. Quan sát
B. Liên tưởng
C. Tưởng tượng
D. Lắng nghe
Câu 6. Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Đêm dài, ngày ngắn
B. Bầu trời có màu xám
C. Cây cối trụi lá, khẳng khiu
D. Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường
Câu 7. Muốn miêu tả được trước hết chúng ta cần?
A. Biết quan sát, rồi đưa ra nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật
B. Liên tưởng, tưởng tượng trước đối tượng bản thân sẽ tả
C. Đọc thông tin về đối tượng cần miêu tả, từ đó tưởng tượng, liên tưởng để tả đối tượng
D. Muốn miêu tả cần hiểu rõ đối tượng mình miêu tả
Câu 8. Chi tiết nào không sử dụng để tả cảnh mặt trời mọc?
A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà
B. Phía đông, chân trời đã ửng hồng
C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng
D. Ánh sáng mặt trời chói chang như ngàn ánh kim lấp lánh
Câu 9. Vị trí quan sát của người kể truyện trong văn bản Vượt thác là ở đâu?
A. Trên bờ con sông
B. Trên thuyền và đi sau Dượng Hương Thư
C. Trên cùng một con thuyền với Dượng Hương Thư
D. Trên một dãy núi cao ven sông
Câu 10. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả đoạn trích Vượt thác?
A. Làm rõ cảnh thiên nhiên dọc theo hai bên bờ sông
B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông
C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người
Câu 11. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng phương thức biểu đạt gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả
Câu 12. Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?
A. Thể lục bát
B. Thể ngũ ngôn
C. Thể song thất lục bát
D. Thể tứ tuyệt
Câu 13. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?
A. Vẻ mặt, dáng hình
B. Cử chỉ, hành động
C. Anh đội viên và Bác Hồ
D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
Câu 14. Ý nghĩa của 3 câu thơ kết trong bài Đêm nay Bác không ngủ?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong rất nhiều đêm Bác không ngủ
B. Cả cuộc Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước
C. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình” của Bác
D. Gồm cả 3 ý
Câu 15. Ẩn dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận
D. Không xác định được
Câu 16. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?
A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Ẩn dụ phẩm chất
D. Cả ba đáp án trên
Câu 17. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
D. Ẩn dụ phẩm chất
Câu 18. Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu19. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
B. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
C. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
D. Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Câu 20. Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 21. Thế nào là câu trần thuật đơn?
A. Là câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một ý kiến
B. Là câu có đầy đủ thành phần chính và thành phần phụ
C. Là câu có thể lược bỏ được thành phần chủ ngữ và vị ngữ
D. Là câu không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ
Câu 22. Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu trần thuật đơn?
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào.”
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23. Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?
A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp
B. Giới thiệu về Cô Tô.
C. Tả về Cô Tô
D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau cơn bão, Cô Tô đẹp, sáng sủa.
Câu 24. Câu nào dưới đây không phải câu trần thuật đơn có từ “là”?
A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
B. Bồ các là bác chim ri.
C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê
D. Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương
Câu 25. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu nêu định nghĩa?
A. Nó là con nhà bác An bên xóm kế bên.
B. Lực là khái niệm thuộc chuyên ngành Vật Lý.
C. Hoa hồng là loại cây dễ trồng trong điều kiện thời tiết của miền Bắc.
D. Đây là những món quà dễ thương được tôi làm tặng anh của mình.
Câu 26. Câu “Mỗi khi đi qua đoạn đường đó.” mắc lỗi gì?
A. Thiếu vị ngữ
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu trạng ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 27. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ?
A. Phép đối lập
B. Điệp ngữ
C. Tương phản
D. Cả A và C
Câu 28. Cách hiểu đúng về câu: “Đất là Mẹ” trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ?
A. Nêu quan hệ mật thiết, gắn bó giữa người với đất.
B. Đất là nguồn sống, sự che chở, bảo vệ con người
C. Sự gắn bó giúp con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29. Vấn đề có ý nghĩa nhân loại nào được đặt ra trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ?
A. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên
B. Phải chăm lo bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình
C. Phải biết bảo vệ môi trường để bảo vệ nguồn sống.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 30. Nhận xét nào đúng nhất với văn bản “Sông nước Cà Mau”?
A. Kể chuyện về cuộc sống của gia đình chú bé An ở vùng cực Nam Nam Bộ
B. Thể hiện cảm xúc của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực nam Nam Bộ
C. Miêu tả vẻ đẹp hoang dã hùng vĩ, độc đáo của cảnh quan vùng cực nam Nam Bộ
D. Bàn luận của tác giả Đoàn Giỏi về cuộc sống của người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc
Câu 31. “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 32. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh?
A. Truyện bày tỏ tình cảm của người anh trước tài năng hội hoạ của cô em gái
B. Truyện thể hiện quá trình nhận ra thiếu sót của người anh trai nhờ tình cảm nhân hậu của cô em gái
C. Truỵên miêu tả tính nết của người anh và tài năng hội hoạ của cô em gái
D. Truyện bàn luận về những thiếu sót của người anh đối với cô em gái có tài năng hội hoạ
Câu 33. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi là gì?
A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác
Câu 34. Nội dung của văn bản: “Cây tre Việt Nam” là:
A. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.
B. Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc.
C.Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 35. Đoạn văn: “Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy” nói lên điều gì?
A. Sự gắn bó thủy chung của tre với con người trong suốt cả cuộc đời.
B. Sự tận tình của tre trong việc phục vụ con người.
C. Những phẩm chất cao quý của tre đối với con người.
D. Những đóng góp của tre cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 36. Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình.
B. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.
C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó.
D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô.
Câu 37. Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
A. Duyên dáng và mềm mại
B. Rực rỡ và tráng lệ
C. Dịu dàng và bình lặng
D. Hùng vĩ và lẫm liệt
Câu 38. Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu bài thơ Lượm?
A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
C. Biện pháp so sánh.
D. Tất cả đều đúng
Câu 39. Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê
B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
D. Tất cả đều đúng
Câu 40. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
A. Sự hồi hộp, lo lắng
B. Sự bàng hoàng, xót xa
C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 6 – HỌC KỲ 2
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
A |
D |
A |
D |
C |
D |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
B |
D |
D |
A |
D |
C |
C |
B |
A |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
A |
C |
D |
D |
C |
D |
D |
D |
D |
C |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Đáp án |
A |
B |
A |
D |
A |
B |
B |
D |
D |
D |
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?
A. Hồ Chí Minh B. Đặng Thai Mai C.Phạm Văn Đồng D. Hoài Thanh
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
A. Biểu cảm. B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 3. Câu nào nêu đúng khái niệm câu đặc biệt ?
A. Đó là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
B. Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
C. Đó là một câu chỉ có thành phần chủ ngữ.
D. Đó là một câu đã được lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 4. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận.
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận.
D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận.
Câu 5. Những phép nghệ thuật nào chủ yếu được kết hợp sử dụng trong văn bản:"Sống chế mặc bay"?
A. Nhân hóa và so sánh. C. Phóng đại và tăng cấp.
B. So sánh và đối lập. D. Tương phản và tăng cấp.
Câu 6. Đọc đoạn văn sau đây:
“ Rất lạ lùng, rất kỳ diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự ghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp” .
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Ý nghĩa văn chương.
Câu 7. Thế nào là câu bị động?
A. Là câu bị người ta lược bớt thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ để câu ngắn gọn hơn.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người thực hiện một hoạt động hướng vào người khác.
C. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
D. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Câu 8. Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
A. Giúp cho người đọc, người nghe hiểu được nội dung một câu chuyện.
B. Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
C. Thể hiện cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh.
D. Trình bày cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm.
Câu 9. Đọc đề văn sau đây nghị luận: Không thể sống thiếu tình bạn .
Em hãy cho biết tính chất của đề văn trên là gì?
A. Đề có tính chất ca ngợi, giải thích.
B. Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận.
C. Đề có tính chất khuyên nhủ.
D. Đề có tính chất tranh luận, phản bác.
Câu 10. Khi ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người thì người ta lược bỏ thành phần nào trong câu?
A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ. D. Chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 11. Tuïc ngöõ laø moät theå loaïi cuûa boä phaän vaên hoïc naøo?
A. Vaên hoïc vieát.
B. Vaên hoïc daân gian.
C. Vaên hoïc thôøi khaùng chieán choáng Phaùp.
D. Vaên hoïc thôøi khaùng chieán choáng Myõ.
Câu 12. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?
A. Gia đình thân yêu của em.
B. Ý kiến của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này.
Câu 13. Vấn đề nghị luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nằm ở vị trí nào ?
A. Câu mở đầu của văn bản.
B. Câu mở đầu đoạn hai.
C. Câu mở đầu đoạn ba.
D. Câu mở đầu đoạn bốn.
Câu 14. Trong câu, trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào ?
A. Trạng ngữ chỉ đứng ở đầu câu và cuối câu.
B. Trạng ngữ chỉ đứng ở cuối câu và giữa câu.
C. Trạng ngữ đứng ở đầu câu và giữa câu.
D. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu .
Câu 15. Câu tục ngữ nào đề cao lòng nhân ái của con người?
A. Một mặt người bằng mười mặt của.
B. Cái răng cái tóc là góc con người.
C. Thương người như thể thương thân.
D. Chết trong hơn sống đục.
Câu 16. Cho đề bài tập làm văn sau đây:
Từ xưa nhân dân ta đã để lại câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng".
Em hãy cho biết cách ra đề nào sau đây là đề yêu cầu chứng minh ?
A. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao trên.
B. Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu ca dao đó.
C. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề nêu ra trong câu ca dao trên.
D. Hãy cho biết ý nghĩa của vấn đề nêu ra trong câu ca dao trên.`
Câu 17. Nội dung hai câu tục ngữ" Không thầy đố mày làm lên" và "Học thầy không tày học bạn", có ý nghĩa bổ sung cho nhau.
A. Đúng. B. Sai.
Câu 18. Xác định kiểu liệt kê(xét về cấu tạo) được sử dụng trong phần in đậm ở câu văn sau đây:
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
A. Liệt kê theo từng cặp.
B. Liệt kê không theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Liệt kê không tăng tiến.
Câu 19. Đọc câu văn sau đây:
Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
Hãy xác định kết luận trong câu văn trên.
A. Hôm nay trời mưa.
B. Chúng ta không đi chơi .
C. Trời mưa, chúng ta không đi chơi.
D. Chúng ta không đi chơi công viên nữa.
Câu 20. Câu tục ngữ nào nêu cao giá trị của con người?
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Một mặt người bằng mười mặt của.
- Thương người như thể thương thaân.
Câu 21. Câu đặc biệt khác với câu rút gọn ở chỗ:
A. Câu rút gọn có thể khôi phục được thành phần bị rút gọn còn câu đặc biệt thì không.
B. Câu đặc biệt có thể khôi phục được thành phần bị rút gọn còn rút gọn câu thì không.
C. Câu đặc biệt thường dài còn câu rút gọn thì ngắn.
D. Câu đặc biệt và câu rút gọn đều rất ngắn thậm chí chỉ bao gồm một từ.
Câu 22. Có thể dùng hình thức nào để chuyển đoạn trong văn nghị luận?
A. Dùng từ ngữ chuyển đoạn.
B. Dùng câu văn chuyển đoạn.
C. Dùng từ ngữ hoặc câu văn để chuyển đoạn.
D. Dùng đoạn văn để chuyển đoạn.
Câu 23. Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh nói về điều gì?
A. Ý nghĩa của văn chương. B. Công dụng của văn chương.
C. Nguồn gốc của văn chương. D. Nhiệm vụ của văn chương.
Câu 24. Đọc hai dòng thơ sau đây:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
(Hồ Chí Minh)
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ nầy? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.
Đề văn trên thuộc loại đề gì?
A. Đề văn nghị luận chứng minh. B. Đề văn nghị luận giải thích.
C. Đề phát biểu cảm nghĩ. D. Đề miêu tả.
Câu 25. Em hãy đọc đoạn đối thoại sau đây :
- Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
Câu rút gọn in đậm ở trên đã lược bỏ thành phần nào trong câu?
A. Chủ ngữ và trạng ngữ. B. Vị ngữ và trạng ngữ.
C. Trạng ngữ và bổ ngữ . D. Cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 26. Văn bản “ Tinh thần yêu nướcc của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 27. Giá trị nhân đạo của tác phẩm" Sống chết mặc bay" được thể hiện qua phương diện nào?
A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người hộ đê.
B. Thái độ căm nghét, phê phán nghiêm khắc của tác giả đối với quan phủ lòng lang dạ thú.
C. Lòng cảm thương sâu sắc, chân thành trước nỗi khổ của người dân bị vỡ đê.
D. Hai đáp án A và B.
Câu 28. Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt ?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh.
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi.
C. Hoa sim!
D. Mưa rất to.
Câu 29. Theo em, vì sao tác giả Phạm Văn Đồng lại khẳng định đời sống của Bác là sống thực sự văn minh?
A. Vì Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành.
B. Vì đời sống vật chất giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
C. Vì Bác sống thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn giật.
D. Vì con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
Câu 30. Trong các câu sau đây, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm.
B. Đêm rằm, trăng rất sáng.
C. Tay em bị đau.
D. Bạn ấy được thầy khen.
Câu 31. Đọc đoạn văn trích sau đây : “Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.”
(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)
Hãy xác định câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên.
A. Có thói quen tốt và thói quen xấu .
B.luôn dậy sớm,luôn đúng hẹn ,giữ lời hứa,luôn đọc sách…là thói quen tốt .
C. Hút thuốc lá,hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
D. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa .
Câu 32. Qua chi tiết:"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ dó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn", em hiểu gì về con người của Bác?
A. Bác là người giản dị, luôn giàu nhiệt huyết yêu nước và cách mạng.
B. Bác là người có tâm hồn phóng khoáng luôn luôn say đắm với cái đẹp.
C. Bác là người giản dị, có tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do và rất yêu thiên nhiên.
D. Bác là người sống quá đơn giản, không câu hệ vật chất.
Câu 33. Nhan đề:"Đức tính giản dị của Bạc Hồ" và" Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" gợi mở cho người đọc thấy tính chất gì của các bài văn nghị luận này?
A.Tính chất suy nghĩ, bàn luận. C. Tính chất khuyên nhủ, phân tích.
B. Tính chất giải thích, ca ngợi D. Tính chất tranh luận, phản bác.
Câu 34. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Người ta là hoa đất. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Uống nước nhớ nguồn. D. Bán anh em xa mua láng giềng gần
Câu 35. Dấu chấm lửng trong câu văn sau dùng để làm gì?
”Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,…”
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng những hành động, việc làm cụ thể để thể hiện tinh thần yêu nước chưa liệt kê hết.
B. Lời nói bỏ giở hay ngập ngừng ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp câu văn.
D. Chuẩn bị xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
Câu 36. Câu sau dưới đây là câu dùng cụm chủ vị để mở rộng?
A. Khiêm tốn là tính nhã nhặn.
B. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng.
C. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
D. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.
Câu 37. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” khuyên chúng ta điều gì?
A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
Câu 38. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”, câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?
A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?
B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?
C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?
D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?
Câu 39. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Nội dung chính của đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi lòng yêu nước là các thứ của quý
B. Thể hiện hai trạng thái của lòng yêu nước
C. Lòng yêu nước có thể âm thầm kín đáo hoặc biểu lộ rõ ràng cụ thể.
D. Dù thể hiện dưới hình thức nào, lòng yêu nước cũng vô cùng quý giá.
Câu 40. Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài: Chứng minh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
A. Giải thích câu tục ngữ
B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc
C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn
D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ
-HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ Văn Lớp 7
Năm học 2020-2021
Mỗi câu đúng cho 0,25đ
Câu |
Câu |
Câu |
Câu |
1.A |
11.B |
21.A |
31.A |
2.B |
12.A |
22.C |
32.C |
3.A |
13.A |
23.B |
33.B |
4.B |
14.D |
24.B |
34.A |
5.D |
15.C |
25.D |
35.A |
6.C |
16.C |
26.B |
36.C |
7.D |
17.A |
27.D |
37.D |
8.B |
18.A |
28.C |
38.D |
9.C |
19.D |
29.B |
39.B |
10.D |
20.C |
30.D |
40.C |
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 8
ĐỀ BÀI
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Quê Hương”là ai?
A. Tố Hữu B. Thanh Hải C. Tế Hanh D. Thế Lữ
Câu 2: Bài thơ “Quê Hương” lần đầu tiên được in trong tập thơ nào?
A. Hoa niên B. Nghẹn ngào
C. Hai nửa yêu thương D. Khúc ca mới
Câu 3: Quê hương của nhà thơ là vùng biển nào của nước ta?
A. Quảng Ninh B. Hà Tĩnh C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi
Câu 4: Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã B. Dân làng C. Mảnh hồn làng D. Quê hương
Câu 5: Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồn vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
A. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
B. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
C. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
D. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Câu 6: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
A. Điệp ngữ B. Liệt kê C. Ẩn dụ D. Phép đối
Câu 7: Nội dung của bài “Quê hương” nói lên điều gì?
A. Đề cao giá trị của nghề đi biển của những người dân sống ở làng chài quê hương.
B. Nói lên nỗi nhớ nhung làng chài quê hương của đứa con tha hương.
C. Miêu tả vẻ đẹp của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
D. Vẽ lại hành trình của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?
A. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
B. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của "dân chài lưới"
A. Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
B. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
D. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Câu 10: Quê hương của Tế Hanh gắn liền với nghề nào?
A. Làm muối B. Đóng thuyền đi biển
C. Đánh cá biển D. Cả ba nghề trên
Câu 11: Hai câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
A. So sánh B. Ẩn dụ, so sánh C. Liệt kê, so sánh D. Nhân hoá, so sánh
Câu 12: Phương thức biểu đạt nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ“Quê Hương”?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 13: Dòng nào dưới đây nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quê Hương”?
A. Biện pháp nói quá, chơi chữ.
B. Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; giữa bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.
C. Thể thơ tám chữ, âm điệu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển; lời thơ giản dị.
D. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh thơ sáng tạo, khoẻ khoắn, đầy sức sống, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Câu 14: Đoạn trích Nước Đại Việt ta được rút ra từ?
A. Bình Ngô đại cáo B. Ức Trai thi tập C.Quốc âm thi tập D. Quân trung từ mệnh tập
Câu 15: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo ?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 16: Trong chương trình ngữ văn 7, đã học tác phẩm nào của tác gia Nguyễn Trãi?
A. Sông núi nước Nam B. Hai chữ nước nhà
C. Côn Sơn ca D. Ca Huế trên sông Hương
Câu 17: Đặc điểm về thể Cáo là
A. Là một thể loại văn bản hành chính của vua chúa hoặc thủ lĩnh
B. nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.
C. Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Bình ngô đại cáo được coi l bản tuyên ngôn thứ hai về độc lập, vậy bài thơ nào được coi bản tuyên ngôn thứ nhất về chủ quyền dân tộc?
A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải
B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
C. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt
D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão
Câu 19: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.
C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôiHiển thị đáp án
Câu 20: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?
A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.
Câu 21: Hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo là
A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.
Câu 22: Đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận B. Tự sự C. Thuyết minh D. Miêu tả
Câu 23: Ý nào nói đúng nhất trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta
A. Dân tộc ta trọng nghĩa - Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù.
B. Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời - Dân tộc ta trọng nghĩa - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù.
C. Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù - Dân tộc ta trọng nghĩa - Đất nước có chủ quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời
D. Dân tộc ta trọng nghĩa - Vì lòng yêu nước và nhân nghĩa nên chúng ta bảo vệ dân tộc, chiến thắng kẻ thù - Đất nước có chủ TÌM
quyền, độc lập, phong tục, lãnh thổ, văn hiến lâu đời
Câu 24: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống
Câu 25: Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng?
A. Tin thắng trận B. Rằm tháng giêng C. Cảnh khuya D. Chiều tối
Câu 26: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác là:
A. Để khẳng định, phủ định C. Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
B. Để cầu khiến D. Cả A, B, C.
Câu 27: Câu nghi vấn sau được dùng để làm gì?
"Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?" ("Lão Hạc" - Nam Cao)
A. Phủ định B. Đe doạ C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 28: Câu thơ "Sáng ra bờ suối tối vào hang" ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 2/2/3 B. Nhịp 2/2/1/2 C. Nhịp 4/3 D. Nhịp 4/1/2
câu 29: Câu cầu khiến là câu như thế nào?
A. Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
B. Là câu có những từ để hỏi như: phải không, đúng không,...hay ngữ điệu để hỏi
C. Là câu có những từ biểu đạt cảm xúc như: ôi, chao, trời ơi,...
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 30: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?
A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
Câu 31: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 32: Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:
A. ;Khuyên bảo B. Ra lệnh C. Yêu cầu D. Cả A, B, C.
Câu 33: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế? C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 34: Đoạn thơ sau có mấy từ cầu khiến?
"Hãy quên đi mọi lo âu mẹ nhé!
Đừng buồn phiền quá đỗi về con
Mẹ chớ đi đi, lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát"
("Thư gửi mẹ" - Ê-xê-nin)
A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ
Câu 35: Muốn có kiến thức để giới thiệu một danh lam thắng cảnh chúng ta phải làm gì?
A. Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh đó
B. Tra cứu tài liệu, sách vở về danh lam thắng cảnh đó
C. Học hỏi những người có hiểu biết về danh lam thắng cảnh đó
D.Cả A, B, C.
Câu 36: Lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần:
A. Bay bổng nhẹ nhàng C. Biểu cảm
B. Đa nghĩa D. Chính xác và biểu cảm
Câu 37: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào người viết cần:
A. Tìm hiểu, nắm chắc phương pháp cách làm đó.
B. Trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự... làm ra sản phẩm và yêu cầu chất với sản phẩm đó.
C. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng. D. Kết hợp cả ABC
Câu 38: Đọc văn bản sau:
1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
Rau ngót: 300g (2 mớ)
Thịt lợn nạc thăn: 150g
Nước mắm, mì chính, muối.
2. Cách làm:
Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?
A. Yêu cầu thành phẩm C. Trình tự
B. Cách thức D. Điều kiện
Câu 39: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 40: Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải lưu ý những điều gì?
A. Phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói).
B. Phải diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm
C. Sự diễn tả cảm xúc đó phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
D. Cả A, B, C đúng
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2020- 2021
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
8 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
A |
B |
B |
A |
C |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
D |
A |
A |
B |
C |
D |
C |
B |
A |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
B |
A |
A |
B |
D |
D |
D |
C |
A |
A |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
D |
D |
D |
A |
A |
D |