Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung | ||||||||||||
Hoạt động 1: Khởi động: Hoạt động 2: HD tìm hiểu Các từ loại đã học: ? Kể tên những từ loại đã học? GV: Các từ loại Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ các em đã được học ở kì I. Ở đây chỉ nói thêm về từ loại phó từ. ? Phó từ là gì? Ví dụ? ? Phó từ gồm mấy loại? Cho ví dụ? Hoạt động 3: HD tìm hiểu Các phép tu từ đã học: ? Kể tên các phép tu từ đã học? - So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ ? So sánh là gì? Cho VD? ?Nêu cấu tạo của phép so sánh? ?Em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ? ? Nhân hóa là gì? Cho ví dụ? ? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho ví dụ? ? Ẩn dụ là gì? Cho VD? ? Có mấy kiểu Ẩn dụ? Cho VD? - Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sv, hiện tượng…có điểm nào đó tương đồng với nhau về hình thức. - Chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động, giữa chúng có nét tương đồng nào đó với nhau. - Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những svht có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất. - Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những svht có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về cảm giác. “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng.” ? Hoán dụ là gì? Cho VD? ? Có mấy kiểu Hoán dụ? Cho VD? Hoạt động 4: HD tìm hiểu Các kiểu cấu tạo câu đã học: ? Câu trần thuật đơn là gì? ?Xác định thành phần của câu sau? Cho biết câu trần thuật đơn ấy được dùng để là gì? ? Câu trần thuật đơn có từ là là gì? VD: Bà đở Trần là người huyện Đông Triều. ? Có các kiểu câu TTĐ có từ là nào? ? Thế nào là câu TTĐ không có từ là? VD? ? Thế nào là câu mt, câu tt? VD? - Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. (Câu miêu tả). - Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con. (Câu tồn tại). Hoạt động 5: HD tìm hiểu Các dấu câu đã học: GV: Hướng dẫn hs ôn tập phần dấu câu. HS: trả lời các khái niệm và lấy được ví dụ về các loại dấu câu. Hoạt động 4: HD Luyện tập: ? Quan sát câu thơ - Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ? - Phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm ? ? Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn ? Đặt dấu câu trong ngoặc, xác định xem chúng thuộc kiểu câu nào? |
I. Các từ loại đã học: 1. Danh từ 2. Động từ 3. Tính từ 4. Số từ 5. Lượng từ 6. Chỉ từ 7. Phó từ: là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ. * Phó từ gồm 2 loại: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ có tác dụng bổ sung nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi…) về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn,…) sự phủ định: (không, chưa, chẳng,…), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ,…) cho động từ, tính từ trung tâm. VD: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người…. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm,…), về khả năng (được,…), về hướng (ra, vào, đi,…) cho động từ và tính từ trung tâm. VD: Đầu tôi to ra và nổi từng tảng. II. Các phép tu từ đã học: 1. So sánh: a, Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. b, VD:…liên hệ các bài văn mt đã học. c, Cấu tạo:
Có 2 kiểu so sánh: - So sánh ngang bằng - So sánh không ngang bằng. 2. Nhân hóa: a, Khái niệm: Là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật….trở nên gần gũi với con người. b, VD: Ông trời mặc áo giáp đen… c, Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp là: - Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. (Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay…) - Dùng những từ ngữ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. (Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù…) - Trò chuyện xưng hô với vật như với người. (Trâu ơi, ta bảo trâu này…; Bầu ơi thương lấy bí cùng….) 3. Ẩn dụ a, Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. b, VD: Thuyền về có nhớ….; Bây giờ mận mới hỏi đào….Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, mặt trời của mẹ em năm trên lưng…Ngày này mặt trời…. c, Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là: - Ẩn dụ hình thức:. (Ông trời mặc áo giáp đen: Áo giáp đen, mây đen giống nhau về hình thức.) - Ẩn dụ cách thức . (Về thăm nhà Bác làng Sen. Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.) - Ẩn dụ phẩm chất: (Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm) Giữa Bác và Người cha có nét chung đó là sự quan tâm thương yêu bao la…. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thính giác+Vị giác: Câu chuyện nghe nhạt nhẽo làm sao. Thính giác+Thị giác: Nói mãi nghe mòn cả tai. Thính giác+xúc giác: nghe mát cả ruột; Thấy lạnh sống lưng. Thị giác+ thính giác: Thấy nắng giòn tan…. 4. Hoán dụ: a, Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên svht này bằng tên svht khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. b, VD: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. c, Có 4 kiểu hoán dụ: - Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. - Lấy dấu hiệu của sv để gọi sv. - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. III. Các kiểu cấu tạo câu đã học: 1. Câu trần thuật đơn: a, Khái niệm: Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V cấu tạo thành, dùng để giới thiệu, kể hoặc tả về một sv, svật hay nêu 1 ý kiến. b, Bài tập - Chủ ngữ: Ngày thứ năm trên đảo CT - VN: là một ngày trong trẻo, sáng sủa. - Câu TTĐ dùng để giới thệu. 2. Câu trần thuật đơn có từ là: a, Khái niệm: Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ, (cụm danh từ) tạo thành. b, Các kiểu câu TTĐ có từ là” - Câu định nghĩa. (Hoán dụ là…) - Câu giới thiệu. (Bà đỡ Trần…) - Câu miêu tả. (Ngày thứ 5 trên đảo…) - Câu đánh giá. (Dế mèn trêu chị Cốc là dại.) 3. Câu TTĐ không có từ là: a, Khái niệm: Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tt cấu tạo thành. b, VD: Phú ông mừng lắm. c, Câu miêu tả và câu tồn tại: - Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…của sv nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. - Những câu dùng để thông báo sự xuấthiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sv gọi là câu tồn tại. IV. Các dấu câu đã học: 1. Dấu kết thúc câu: a, Dấu chấm: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến). Hôm nay Lan bị ốm. VD Dấu chấm đặt ở cuối câu cầu khiến: Em phải giữ sách vở, quần áo sạch sẽ. b, Dấu chấm hỏi: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn. Hôm nay, Lan có đi học không? Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa? c, Dấu chấm than: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! 2. Dấu phân cách các bộ phận câu: d, Dấu phẩy: Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu. - Phân cách thành phần phụ (chủ yếu là trạng ngữ) với thành phần chính. VD: Bên gốc tre, mấy chú trâu béo tròn đang nằm nhai rơm mới. - Phân cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. VD: Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ. - Phân cách từ ngữ với bộ phận chú thích. VD: Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu… - Phân cách các vế của một câu ghép. VD: Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. V. Luyện tập: Bài tập 1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương - Viếng lăng Bác) * Gợi ý: - Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ - Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. 2. Bài rập 2: Hoa là người bạn thân học cùng lớp với em. Dáng người cao mảnh khảnh. Bạn có đôi mắt sáng. Mái tóc dày, mượt mà, cái miệng xinh xinh luôn nở nụ cười tươi tắn. 3. Bài tập 3: a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. Câu cảm thán. b. Con có nhận ra con không ( ? ) Câu nghi vấn. c. Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! ) - Hai câu cầu khiến. d. Giời chớm hè ( . ) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm ( . ) Ba câu trần thuật. |
Nguồn tin: Giáo viên: Thái Thị Hải
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn