BIỂN – ĐẢO - TÀI NGUYÊN VÀ CHỦ QUYỀN

Chủ nhật - 01/08/2021 15:14
ĐỊA
ĐỊA
CHUYÊN ĐỀ:
BIỂN – ĐẢO
TÀI NGUYÊN VÀ CHỦ QUYỀN

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
          Qua chuyên đề giúp cho học sinh:
          1. Kiến thức:
          Nắm được những kiến thức cơ bản về biển – đảo Việt Nam bao gồm những nội dung:
          - Vị trí, chủ quyền của biển – đảo Việt Nam
          - Nguồn tài nguyên biển – đảo và sự phát triển các ngành kinh tế biển dựa trên khai thác và sử dụng nguồn tại nguyên biển hiện có của chúng ta
          - Môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay
          2. Kỹ năng
          - Củng cố, phát triển kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên và phát triển kinh tế biển.
          3. Thái độ
          Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, biết quý trọng, bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển - đảo
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
          1. Nội dung
          - Vị trí, chủ quyền của biển – đảo Việt Nam
          - Nguồn tài nguyên, tình hình phát triển kinh tế biển – đảo ở nước ta
          - Vấn đề môi trường biển đảo – đảo Việt Nam
          2. Hình thức
          Rung chuông vàng
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN
          1. Đối tượng
          - Học sinh trường
          - Mỗi lớp chọn 5 học sinh: 5HS/lớp x 20 lớp = 100 HS
          2. Thời gian
          - Thời lượng cho chuyên đề: 60 phút
          - Ngày thực hiện: 24/03/2013
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          - Chỉ đạo biên soạn: Hiệu trưởng
          - Biên soạn chương trình: tổ Hóa - Sinh - Địa
          - Tổ chức thực hiện: Tổ CM, Đoàn – Đội

Phần mở đầu
          Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đất nước ta, ngoài phần trên lục địa, còn một bộ phận rộng lớn trên Biển Đông. Giữa hai phần đất liền và biển có mối quan hệ mật thiết về mọi mặt.
          Là một quốc gia biển, với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Nguồn tài nguyên ấy đã đem lại những thuận lợi và khó khăn thách thức gì trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác - sử dụng, giữ gìn và bảo vệ chủ quyền và nguồn tái nguyên quý giá ấy. Đó là lí do tổ Hóa – Sinh – Địa tổ chức Chuyên đề “Biển – Đảo tài nguyên và chủ quyền”
HÌNH THỨC: RUNG CHUÔNG VÀNG
Cuộc thi có 100 học sinh tham dự. Các thí sinh được ngồi vào 1 sàn thi đấu hình vuông 10 * 10 (m) và chuẩn bị bảng, bút, khăn lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi. Thi sinh trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại và bước ra khỏi sàn thi. Thí sinh còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất.
Câu hỏi cuối cùng
           Trong câu hỏi này, thí sinh còn lại sẽ được quyền chọn 1 trong 2 câu hỏi về: Chủ quyền vùng biển, tài nguyên và tình hình phát triển kinh tế biển - đảo. Thí sinh trả lời đúng là người chiến thắng.             
NỘI DUNG


Câu 1: Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?
Đáp án: Tỉnh Khánh Hòa



Thông tin: Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hôcồn cát, rạn đá san hô và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.
Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên.
Câu 16: Bãi biển nào của nước ta sau đây nằm ở nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Đáp án: Bãi Cháy

Thông tin: Bãi Cháy  nằm dọc vịnh Hạ Long có bãi cát với chiều dài hơn 500m và rộng 100m. Đây là bãi tắm thu hút rất đông du khách vào mùa du lịch biển. Đặc điểm địa hình là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển, kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ, nằm xen là những khách sạn, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt.
Theo truyền thuyết, Bãi Cháy chính là nơi đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ cầm đầu vào xâm lược Việt Nam đã bị tướng nhà Trần là Trần Khánh Dư cùng quân dân nhà Trần thiêu cháy và bị dạt vào bờ. Do nhiều thuyền giặc bị cháy, gió đông bắc lại thổi tạt lửa vào bờ phía tây Cửa Lục làm cháy luôn khu rừng đang hanh khô. Chính vì vậy mà khu rừng bị cháy đó có tên như ngày nay.

CÂU HỎI CUỐI CÙNG
Câu chủ quyền: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ (…) để hoàn thành nội dung về các bộ phận của vùng biển Việt Nam:
Vùng viển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm:.........., vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh v à thềm lục địa.
Đáp án: Vùng nội thủy
 
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở, đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển).

Câu tài nguyên, kinh tế: Đảo trồng tỏi nhiều nhất ở nước ta có tên là gì?
Đáp án: Đảo Lí Sơn
Thông tin:  - Đảo Lí Sơn  có diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 : An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
                      - Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn.
                      - Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản trồng tỏi. Tuy nhiên, việc khai thác cát ven bờ biển để trồng tỏi và hành đã gây ra những thiệt hại không nhỏ do hiện tượng xâm thực.
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề “Biển – đảo tài nguyên và chủ quyền” dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, do tổ Hóa – Sinh – Địa phối hợp cùng với Chi Đoàn và Liên Đội tổ thức thực hiện theo hình thức “Rung chuông vàng”.
                                                                             Ngày 20 tháng 3 năm 2013
                                                                                           Biên soạn
                                                                                          Nhóm Địa lí
          Ý kiến của tổ trưởng chuyên môn



                                                                             DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
                                                             













Thông tin:  - Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
                   - Lãnh hải nước ta có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được gọi là biên giới quốc gia trên biển; trên thức tế đó là đường song song và cách điều đường cơ sở về phía biển 12 hải lí.
                   - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh , kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư...
                   - Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
                   - Thềm lục địa nước ta gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa.
 

Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Thị Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây