Đề cương ôn tập học kỳ 2 Địa lý 6 năm học 2020-2021
Chủ nhật - 01/08/2021 15:19
PHÒNG GD$ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC ĐỀ CƯƠNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC KỲ 2 MÔN ĐỊA LÝ 6 NĂM HỌC 2020-2021 Bài 15: Các mỏ khoáng sản 1. Các loại khoáng sản a. Khái niệm - Khoáng sản: Là những khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng. - Quặng: Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tập trung với tỉ lệ cao gọi là quặng. b. Phân loại
2. Các mỏ khoáng sản nôi sinh và ngoại sinh a. Khái niệm Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản. b. Phân loại - Các mỏ khoáng sản nội sinh: + Là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). + Ví dụ: Vàng, đồng, chì… - Các mỏ khoáng sản ngoại sinh: + Là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, tích tụ…). + Ví dụ: than đá, dầu mỏ, đá vôi, cao lanh… - Do hình thành trong một thời gian dài (hàng vạn, hàng triệu năm) nên cần khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lý và tiết kiệm.
Bài 17: Lớp vỏ khí
1. Thành phần của không khí - Gồm các khí : Nitơ ( 78%) , Ôxi (21%) , hơi nước và các khí khác (1%). - Ôxi và hơi nước ảnh hưởng lớn đến sự cháy và sự sống. - Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương… 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) Khí quyển(lớp vỏ khí): là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Gồm 3 tầng: a. Tầng đối lưu - Giới hạn: dưới 16km - Tập trung 90% không khí. - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp… b. Tầng bình lưu - Giới hạn: 16 - 80 km. - Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. c. Các tầng cao của khí quyển - Giới hạn: Từ 80km trở lên. - Không khí cực loãng. - Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người. 3. Các khối khí - Căn cứ vào nhiệt độ: + Khối khí nóng + Khối khí lạnh - Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền: + Khối khí lục địa + Khối khí đại dương
Tên khối khí
Nơi hình thành
Đặc điểm
Nóng
vùng có vĩ độ thấp
nhiệt độ cao
Lạnh
vùng có vĩ độ cao
nhiệt độ thấp
Đại dương
trên biển và đại dương
độ ẩm cao
Lục địa
trên đất liền
khô
Tác động: Các khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi ấy mà thay đổi tính chất.
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
1. Thời tiết và khí hậu * Khái niệm: - Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật. * So sánh thời tiết và khí hậu: - Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể - Khác nhau: + Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi. + Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí * Khái niệm nhiệt độ không khí: Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí. * Cách đo nhiệt độ không khí - Dụng cụ: nhiệt kế. - Phương pháp: + Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m + Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h) + Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo. Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25ºC, 37ºC, 34ºC. Vậy nhiệt độ trung bình là: Nhiệt độ TB = (25 + 37+34): 3 = 32ºC. - Một số công thức tính nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo + Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày. + Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12 3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển - Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau. → Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương - Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí. c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực. - Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.
Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất a. Khí áp - Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. - Dụng cụ đo: khí áp kế. - Đơn vị đo: mm thủy ngân. - Khí áp trung bình ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân. b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất - Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực. - Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt. - Nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển ∗ Gió: - Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp. - Hoạt động của gió: + Gió Tín phong và gió Tây ôn đới là loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. + Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ. ∗ Hoàn lưu khí quyển: - Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển. - Tín phong và gió Tây ôn đời tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.
Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
1. Hơi nước và độ ẩm không khí a. Độ ẩm của không khí - Trong không khí luôn có 1 lượng hơi nước. - Nguồn cung cấp: ao, hồ, sông, suối…chủ yếu ở biển và đại dương. - Dụng cụ đo: Ẩm kế - Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều. - Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa. b. Sự ngưng tụ: - Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh do bốc lên cao thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Gọi là sự ngưng tụ. - Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ có thể sinh ra: sương , mây, mưa,... 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất Khái niệm mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần , hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, rồi rơi xuống đất thành mưa. a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương - Dụng cụ đo lượng mưa → thùng đo mưa (vũ kế). Đơn vị: mm. - Cách tính lượng mưa trung bình: + Lượng mưa trung bình ngày = tổng số lượng mưa các lần trong ngày. + Lượng mưa trung bình tháng = tổng số lượng mưa các ngày trong tháng. + Lượng mưa trong năm = Tổng số lượng mưa 12 tháng. + Trung bình trung bình nhiều năm = lượng mưa nhiều năm/số năm. b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới - Trên Trái đất lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực. - Mưa nhiều ở vùng xích đạo, mưa ít nhất: 2 vùng cực bắc và nam.
Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
1. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ - Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ. + 1 đới nóng + 2 đới ôn hòa + 2 đới lạnh a. Đới nóng (hay nhiệt đới) – Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. – Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. – Gió thổi thường xuyên: Tín phong. – Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm. b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới) – Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. – Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. – Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới – Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm c. Hai đới lạnh (hay hàn đới) – Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam. – Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm. – Gió thổi thường xuyên: Đông cực. – Lượng mưa trung bình dưới 500mm.
Bài 23: Sông và hồ
1. Sông và lượng nước của sông a. Sông - Khái niệm: Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông. - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại thành hệ thống sông. b. Đặc điểm của sông - Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây. - Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế (chế độ nước của sông). c. Lợi ích của sông - Lợi ích: + Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. + Thuỷ điện. + Giao thông đường thuỷ. + Đánh bắt và nuôi thuỷ sản. + Du lịch sông nước. + Bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng… - Hạn chế: + Gây ngập lụt trên diện rộng. + Thiệt hại về tài sản và tính mạng của con người… 2. Hồ - Khái niệm: Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại: + Theo tính chất của nước có hai loại hồ: Hồ nước mặn Hồ nước ngọt + Theo nguồn gốc hình thành hồ: Hồ vết tích của các khúc sông Hồ miệng núi lửa Hồ nhân tạo - Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…
Bài 24: Biển và đại dương
1. Độ muối của nước biển và đại dương - Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35‰. - Nguyên nhân: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. - Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển. - Độ muối của biển nước ta: 33‰ 2. Sự vận động của nước biển và đại dương a. Sóng - Khái niệm: Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, động đất (sóng thần). - Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, ... - Lợi ích: Tạo cảnh quan ven biển. - Tác hại: Sóng lớn, sóng thần. b. Thuỷ triều - Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống theo chu kì. - Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đối với lớp nước biển. - Phân loại: Bán nhật triều; Nhật triều; Nhật triều không đều. - Lợi ích: Giao thông, đánh cá, làm muối, đánh giặc,.. - Tác hại: Xâm ngập mặn, ngập úng,.. c. Các dòng biển - Khái niệm: Là sự chuyển động thành dòng của nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân: chủ yếu do hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên. - Phân loại: Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. - Lợi ích: Tác động đến khí hậu, di cư của sinh vật biển. - Tác hại: Nhiễu đoạn thời tiết, ...
Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Đất gồm có nhiều tầng khác nhau: + Trên cùng là tầng chứa mùn (mỏng, màu xám) + Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi…. (dày, màu vàng đỏ) + Dưới cùng là đá mẹ (xuống sâu, màu tùy loại đá). 2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng - Thành phần chính: + Thành phần khoáng + Thành phần hữu cơ. - Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. - Thành phần hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy → chất mùn cho cây). Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí trong các khe hổng của đất. - Độ phì: là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển. 3. Các nhân tố hình thành đất - Đá mẹ: Đá mẹ: Là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng dến màu sắc và tính chất của đất. - Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ. - Khí hậu: + Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm làm phân giải khoáng, hữu cơ. + Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu → sinh vật → đất. - Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
1. Lớp vỏ sinh vật - Khái niệm: Lớp vỏ sinh vật ( sinh quyển) là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất. 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật a. Đối với thực vật - Khí hậu: Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa). + Khí hậu nhiệt đới → Các loài cây nhiệt đới: cao su, cà phê, ... + Khí hậu ôn đới → Các loài cây cận nhiệt: chè, su su, … - Địa hình: Sườn núi khác nhau thảm thực vậ khác nhau + Chân núi: Rừng lá rộng + Sườn núi cao: Rừng lá kim - Đất: Mỗi loại đất có những loài cây khác nhau + Phù sa: Lúa, ngô, khoai, sắn, rau... + Badan: Cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu... b. Đối với động vật - Khí hậu: Động vật ít chịu ảnh hưởng hơn thực vật (vì động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường). - Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa. c. Mối quan hệ giữa động vật và thực vật - Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. - Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật. Thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. 3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất a. Tích cực - Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. - Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. b. Tiêu cực - Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống. - Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.