Hoạt động của Thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền học (13p) | |
GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼SGK5: Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem minh giống và khác bố mẹ ở những điểm nào ( vd: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, da...)? HS: liên hệ với bản thân, trả lời. GV giải thích: + Đặc điểm giống bố mẹ → hiện tượng di truyền. + Đặc điểm khác bố mẹ → hiện tượng biến dị. GV hỏi: - Thế nào là di truyền và biến dị? HS: nghiên cứu thông tin SGK, trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. GV cung cấp thông tin: Khoa học nghiên cứu về tính di truyền và tính biến dị của sinh vật gọi là di truyền học. Vậy đối tượng của di truyền học là tính di truyền và tính biến dị của sinh vật. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK5, cho biết: - Nội dung nghiên cứu của di truyền học là gì? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV hỏi: - Nêu ý nghĩa của di truyền học? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV: nhận xét, chính xác hóa. |
I.Di truyền học 1. Đối tượng: tính di truyền và biến dị của sinh vật. - Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. 2.Nội dung - Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. 3. Ý nghĩa - Di truyền học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn ứng dụng trong khoa học chọn giống, phục vụ nông nghiệp, trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học(15p) | |
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục “ em có biết” giới thiệu về Menđen. GV giới thiệu đối tượng nghiên cứu của Menđen: đậu Hà Lan ( sử dụng tranh 1.2). HS: theo dõi, ghi nhớ. GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục IISGK, cho biết: - Menđen đã sử dụng phương pháp nghiên cứu độc đáo nào? HS: trả lời. GV hỏi: - Trình bày nội dung của phương pháp phân tích các thế hệ lai? HS: nghiên cứu SGK, trả lời. GV nhận xét, chuẩn hóa, có thể phân tích để làm rõ thêm vì sao cách làm ấy là độc đáo, sáng tạo. |
II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học. 1.Đối tượng nghiên cứu: đậu Hà Lan. - Thời gian sinh trưởng ngắn, một cây cho nhiều hạt, chi phí cho thí nghiệm ít tốn kém. - Là loại cây lưỡng tính, tự thụ phấn rất chặt chẽ vì vậy dễ kiểm soát được các phép lai. - Có nhiều tính trạng tương phản, có thể quan sát bằng mắt thường, không có tính trạng trung gian 2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích các thế hệ lai. - Tạo các cơ thể thuần chủng về 1 hay nhiều cặp tính trạng đem lai. - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. - Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ qua nhiều thế hệ. - Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền các tính trạng. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học (8p) | |
GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ: - GV phát biểu khái niệm, lấy ví dụ. - GV yêu cầu HS phát biểu lại, lấy ví dụ tương tự. HS: lắng nghe, ghi nhớ, lấy ví dụ minh họa. GV giới thiệu một số các kí hiệu cơ bản trong di truyền học. HS: ghi nhớ thông tin |
III.Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 1.Một số thuật ngữ - Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.vd - Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.vd - Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật.vd - Giống( dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. 2. Một số kí hiệu P: cặp bố mẹ xuất phát. ×: phép lai. G: giao tử.Quy ước ♂: giao tử(cơ thể)đực; ♀: giao tử( cơ thể) cái. F: thế hệ con. |
Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Minh Hà
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn