1. Chuyện Người con gái Nam Xương: Vũ Nương quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh - con nhà giàu, ít học, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì Trương Sinh phải rời nhà đi lính. ở nhà, Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng rất chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về,Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn. Vũ Nương tự tử nhưng không chết do được các nàng tiên dưới đáy biển cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang cũng được cứu sống. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông nói với chồng vài lời cảm tạ rồi mãi mãi không trở về cuộc sống trần thế.
2- Tóm tắt sự việc chính - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: - Năm Giáp Ngọ, ất Mùi (1774 - 1775), chú Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. - Chúa thích ngắm cảnh quanh Hồ Tây, một tháng 3, 4 lần. Chúa cho binh lính dàn hầu và các nội thần giả đàn bà ngồi bán hàng quanh Hồ Tây, bọn nhạc công ngồi gần đó, chốc chốc lại hoà vài khúc nhạc. - Thuở ấy, bao nhiêu chim quí, đá lạ, chậu hoa, cây cảnh đẹp đều phải thu về cho chúa, kể cả một cây đa to, cành lá rườm rà, huy động biết bao người lại còn đánh thanh la rộn ràng đốc thúc. - Bọn hoạn quan cung giám nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm dân lành, nhà nào có của tốt, đồ đẹp xí phần rồi đêm lại mò ra lấy trộm, rồi vu cho nhà đó giấu của tốt không chịu nộp vạ. Nhà của chính tác giả đã phải chặt đi một cây lê, hai cây lựu đang chờ nở hoa rất đẹp, để tránh tai vạ.
3. Tóm tắt hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất thống chí Tôn Sĩ Nghị tiến vào Thăng Long một cách dễ dàng thì chủ quan xem thường, quân không có kỷ luật. Hắn dự định mùng 6 tháng giêng sẽ tiến quân vào sào huyệt của quân Tây Sơn. Nghe tin ấy, nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế lấy hiệu Quang Trung rồi kéo quân ra Bắc. Đến Nghệ An, vua Quang Trung cho tuyển quân, duyệt binh, đồng thời ra lời dụ, động viên tinh thần quân sĩ. Quân đến Tam điệp, Sở và Lân vác gươm ra chịu tội, Quang Trung không quở trách mà cùng bàn kế sách đánh giặc. Ngày 30 tháng chạp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng 7 đón tết tại Thăng Long.Ngay đêm đó ra lệnh xuất quân. Ngày mùng 3 tiến đánh Hạ Hồi, sáng sớm mùng 5 tiến đánh Ngọc Hồi. tin về Thăng Long, Sầm Nghi Đống hoảng sợ thắt cổ tự tử. Trưa mùng 5 quân Quang Trung tiến vào thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật bỏ chạy. Vua Lê Chiêu Thống và tuỳ tùng cũng chạy theo lên cửa ải. 4. Tóm tắt truyện ngắn “ Làng” Ông Hai là người làng chợ Dầu, vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng chợ Dầu da diết. Ông nhớ những ngày vui vẻ sôi nổi cùng đám thanh niên xây dựng các công trình kháng chiến giữ làng. Như mọi ngày, ông ra phòng thông tin chờ tin tức cuộc kháng chiến. Nào ngờ, những người tản cư dưới xuôi báo tin dữ: làng chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Nghe tin, ông Hai sững sờ đau đớn. Từ hôm đó, ông sống trong tâm trạng tủi hổ, dằn vặt, lo sợ người ta đuổi khỏi nơi tản cư vì không chứa dân làng chợ Dầu Việt gian. Đúng lúc đó, ông chủ tịch làng lên báo tin cải chính tin đồn. Ông vui sướng chia quà cho các con rồi quay đi báo tin cho mọi người, khoe nhà ông đã bị giặc đốt, như một bằng chứng về làng chợ Dầu kiên cường kháng chiến.
5. Tóm tắt truyện ngắn “ Lăngk lẽ Sa Pa”? Rời cây cầu số 4 , chiếc xe chở khách lên Lai Châu bắt đầu trèo lên núi . Bác lái xe , ụng hoạ sĩ lóo thành và cụ kĩ sư trẻ mới ra trương trũ chuyện trao đổi với nhau về Sa Pa , về nghề hoạ và về tỡnh yờu . Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi . Bác lái xe giới thiệu với cô kĩ sư và ông hoạ sỹ một người được coi là cô độc nhất thế gian . Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ vắn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m . Vừa lúc đó anh thanh niên xuất hiện . Anh mời ông hoạ sĩ và cô gái lên thăm nơi anh làm việc. Anh tặng cô một bó hoa do anh trồng , say sưa kể với cô và ụng hoạ sĩ về cuộc sống và cụng viec của mỡnh, về những con người lao động ở Sa Pa . Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, chứng kiến cuộc sống khoa học và ngăn nắp của anh, hoạ sĩ đó kịp phỏc hoạ những nột đầu tiên cho một tác phẩm suốt đời ông ao ước . Sau cuộc trũ chuyện , cụ gỏi cũng thấy vững tin hơn ở công viec và quyết định lên công tác miền nuí của mỡnh. Họ chia tay trong nỗi niềm xao xuyến, bõng khuõng với lời hẹn của người hoạ sỹ nhất định sẽ trở lại Sa Pa .
6. Tóm tắt “ Chiếc lược ngà” Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới được về thăm nhà, thăm con. Thật trớ trêu, bé Thu đã không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt cha làm ba em không giống với người trong bức hình chụp chung với má. Những ngày ông Sáu về phép, ông cố gần gũi yêu thương bé Thu nhưng bé Thu đã đối xử với ba như người xa lạ. Được bà ngoại giảng giải Thu đã nhận ra cha. Tình cảm cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, người cha đã dồn hết tình yêu thương, nỗi nhớ con bằng việc làm chiếc lược ngà voi. Trước khi qua đời ông đã kịp trao cây lược ngà cho người bạn chiến đấu thân thiết.
7.Tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi” - Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định - Nho - Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút) - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom. - Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm - cách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội. - Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định - nhân vật chính - cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu. - Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom - Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người.