TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
I.Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1 (0,35 điểm)Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn là
A. chế độ thị tộc mẫu hệ . B. chế độ buôn làng.
C. chế độ bộ lạc. D. chế độ phụ hệ.
Câu 2(0,3 điểm)Dưới thời nguyên thủy, người phụ nữ có vai trò quan trọng vì:
A. lúc bấy giờ, phụ nữ chiếm số đông hơn nam giới.
B. đàn ông thường phải đi săn thú rừng, ít có mặt ở nơi cư trú.
C. phụ nữ là những người biết làm đồ gốm, biết tạo ra công cụ đá nhiều loại hình.
D. người phụ nữ giữ vai trò quan trong trong việc hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo cuộc sống cho thị tộc.
Câu 3(0,35 điểm) Đặc diểm nổi bật của chế độ thị tộc mẫu hệ là
A. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người đàn ông lớn tuổi nhất, có uy tín làm chủ.
B. những người cùng sinh sống trong hang động, mái đá và tôn người lớn tuổi nhất làm chủ.
C. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất, có uy tín làm chủ.
D. những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người giàu nhất lên làm chủ.
Câu 4 (0,35 điểm) Nền văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nên nhà nước nào sau này?
A. Văn Lang. B. Âu Lạc.
C. Vạn Xuân. D. Đại Việt.
Câu 5(0,3 điểm) Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
A. Nam làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn phụ nữ làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
B. Nam, nữ công việc làm như nhau.
C. Tất cả mọi việc nam làm, còn phụ nữ ở nhà chỉ nấu cơm.
D. Phụ nữ làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn nam làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
Câu 6(0,35 điểm)Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
A. An Dương Vương. B. Hùng Vương.
C. Lạc tướng.D. Lạc hầu.
Câu 7(0,3 điểm) Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân là
A. phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang.
B. vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.
C. lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
D. nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 8(0,3 điểm) Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn.
B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau.
D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
Câu 9(0,3 điểm) Văn Lang là một nước
A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. nông, công nghiệp. D. thương nghiệp.
Câu 10(0,35 điểm) Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là
A. sắn, bầu bí. B. ngô, khoai.
C. thóc, lúa. D. lúa mì.
Câu 11(0,35 điểm) Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội với tiếng trống đồng rộn vang thể hiện mong muốn điều gì?
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
B. Con cháu đông, mùa màng bội thu.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm.
Câu 12(0,35 điểm) Kinh đô của nước Âu Lạc ở
A. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). B. Gia Ninh (Phú Thọ).
C. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội). D. Hoa Lư ( Ninh Bình).
Câu 13(0,35 điểm) Nước Âu Lạc do ai đứng đầu?
A. An Dương Vương. B. Hùng Vương.
C. Ngô Quyền. D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 14(0,35 điểm) Thành Cổ Loa còn có tên gọi là
A. Loa thành. B. Hoàng thành.
C. Kinh thành. D. Long thành.
Câu 15(0,35 điểm) Vũ khí đặc biệt dưới thời An Dương Vương là
A. rìu chiến. B. dao găm.
C. nỏ và mũi tên đồng. D. giáo.
Câu 16(0,3 điểm)Ý nào không phải là nguyên nhân khiến cho nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu?
A. Nội bộ đất nước chia rẽ.
B. Các tướng giỏi bỏ về quê.
C. Nhà vua già yếu, không còn đủ sức lãnh đạo đất nước.
D. Nhà vua chủ quan không lo phòng bị đất nước.
Câu 17(0,35 điểm) Sựthất bại của An Dương Vương dẫn tới hậu quả gì?
A. Đất nước ta lúc đó mất độc lập.
B. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu.
C. Âu Lạc chịu sự đô hộ cuả nhà Tần.
D.Nhân dân ta khổ cực.
Câu 18(0,3 điểm)Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là
A. Phải có tinh thần đoàn kết.B. Phải có lòng yêu nước.
C.Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. D. Phải có vũ khí tốt.
Câu 19(0,35 điểm)Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì?
A. Để nhân dân hai nước hiểu nhau.
B. Giúp nhân dân ta nâng cao trình độ dân trí.
C. Bắt dân ta phải theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hóa người Việt.
D. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh ở Trung Quốc.
Câu 20 (0,35 điểm)Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?
A. Đất nước tươi đẹp như vạn mùa xuân.
B.Mongmuốn sự trường tồn của dân tộc.
C. Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ.
D. Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ, đất nước thanh bình, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
Câu 21(0,35 điểm) Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Trả thù cho chồng.
B. Giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng.
C. Giúp cho kinh tế phát triển.
D. Loại kẻ thù ra khỏi nước ta.
Câu 22(0,3 điểm)Tại sao Hai Bà Trưng được nhân dân lập đền thờ ở khắp nơi?
A. Hai Bà thường giúp đỡ người nghèo.
B. Biết ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà.
C. Kỷ niệm những nơi Hai Bà đặt chân đến.
D. Hai Bà là nười nổi tiếng.
Câu 23(0,35 điểm)Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại được độc lập cho đất nước?
A.Tiếp tục sử dụng pháp luật nhà Hán để thống trị.
B.Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ.
C.Tiếp tục thu thuế.
D.Miễn thuế hai năm liền cho nhân dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc.
Câu 24(0,35 điểm)Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ?
A. triều đình nhà Đường đã công nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.
B. nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.
C. nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.
D. An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường.
Câu 25(0,35 điểm)Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
- Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến.
B. Tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
C. Lên ngôi hoàng đế, đem quân sang đánh nhà Hán.
D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.
Câu 26(0,3 điểm)Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
A. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
B. Thể hiện tinh thần cầu tiến.
C. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa của nước ngoài.
D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta.
Câu 27 (0,35 điểm) Nhân dân ta đã dùng “côn trùng diệt côn trùng như thế nào?
A. Nuôi chim sâu để bắt sâu bọ.
B. Nuôi tê tê để phá các tổ mối trong vườn.
C. Nuôi kiến vàng trên cây cam để chống sâu bọ đục thân cây.
D. Nuôi chim gõ kiến.
Câu 28 (0,35 điểm) Triệu Quang Phục lên ngôi vua tự xưng là gì?
A. An Dương Vương. B.Lý Việt Vương.
C. Triệu Việt Vương. D. Dạ Trạch Vương.
Câu 29(0,35 điểm) Chọn ý đúng để hoàn thành đoạn đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước Cham-Pa độc lập: Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân ... nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là …sau đó đổi tên là…đóng đô ở …
A. Nhật Nam, Cửu Chân, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.
B. Nhật Nam, Lâm Ấp, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.
C. Tượng Lâm, Lâm Ấp, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.
D. Nhật Nam, Lâm Ấp, Giao Chỉ, Sin-ha-pu-ra.
Câu 30 (0,35 điểm)Ai là người chỉ huy đánh thắng trận chiến trên sông Bạch Đằng với quân Nam Hán vào năm 938?
A. Trần Hưng Đạo. B. Quang Trung.
C.Trần Quốc Tuấn. D. Ngô Quyền.
Đáp án
1 |
A |
7 |
C |
13 |
A |
19 |
C |
25 |
B |
2 |
D |
8 |
A |
14 |
A |
20 |
D |
26 |
A |
3 |
C |
9 |
B |
15 |
C |
21 |
B |
27 |
C |
4 |
A |
10 |
C |
16 |
C |
22 |
B |
28 |
C |
5 |
A |
11 |
A |
17 |
B |
23 |
D |
29 |
C |
6 |
B |
12 |
C |
18 |
C |
24 |
A |
30 |
D |