Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng ĐBSCL -Mục tiêu hoạt động: Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng ĐBSCL. -Hình thức tổ chức: Cả lớp. -Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại. -Thời gian: 6 phút. |
||
? Kể tên đơn vị hành chính của vùng ĐBSCL ? ? Nhận xét diện tích, số dân của vùng ĐBSCL so với các vùng còn lại? ? Xác định vị trí, ranh giới của vùng trên đất liền và các đảo, quần đảo? ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? ( - Liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Giữa một vùng kinh tế năng động nhất nước ta. - Vùng nằm gần các tuyến đường giao thông khu vực và quốc tế, cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê Công. - Vùng có bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo. - Đồng bằng châu thổ rộng phì nhiêu g vùng sản xuất lương thực lớn nhất, vùng thuỷ sản, vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta....) --> Giáo viên chốt lại kiến thức. |
HS lên bảng xác định trên lược đồ. HS lên bảng xác định trên lược đồ. HS trả lời |
1.Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng ĐBSCL -Vị trí: + Vùng tận cùng phía Tây Nam của nước ta. - Giới hạn + Bắc giáp Campuchia + Tây Nam: vịnh Thái Lan + Đông Nam: biển Đông + Đông Bắc: vùng Đông Nam Bộ. -Ý nghĩa: +Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trên đất kiền và trên biển. + Mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế - văn hoá với các nước trong khu vực Đông Nam Á |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
GV tổ chức hoạt động nhóm -Chia lớp làm 4 nhóm. -Thời gian; 3 phút -Nhiệm vụ: *Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và sự phân hóa các loại đất chính của vùng ĐBSCL. *Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của vùng ĐBSCL. *Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của sông Mê Công đến vùng ĐBSCL. *Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm vùng biển và đảo của vùng ĐBSCL. Gv quan sát, hướng dẫn, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. ? Bằng hiểu biết thực tế và kiến thức đã học. Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long ? Giải pháp khắc phục? ? Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn |
-Hs thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. -Nhóm khác nhận xét bổ sung. -Hs suy nghĩ trả lời. -Hs suy nghĩ trả lời. |
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng. - Đất có ba loại chính: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Nguồn nước phong phú, vùng biển rộng lớn. --> Phát triển nông nghiệp nhiệt đới. * Khó khăn: - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn. - Mùa khô kéo dài, nước biển xâm nhập sâu, gây thiếu nước ngọt. - Mùa lũ gây ngập úng diện rộng). |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
Gv tổ chức trò chơi ‘Đội ta hoàn hảo’ Luật chơi. Cả lớp chia làm 2 đội luân phiên lựa chọn 1 ô số tương ứng với 1 câu hỏi. Đội chơi có 1 phút thảo luận và 1 phút trả lời. Nếu trả lời đúng được 50đ, trả lời sai đội còn lại được quyền trả lời, trả lời đúng được 50đ, sai không bị trừ điểm. Sau khi lật mở hết các ô số đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng. Ô số 1. Sự phân bố dân cư ở ĐBSCL có gì giống và khác so với ĐBSH? Ô số 2. Dựa vào bảng 35.1 cho biết những tiêu chí nào ĐBSCL cao hơn so với cả nước? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? Ô số 3. Dựa vào bảng 35.1 cho biết những tiêu chí nào ĐBSCL thấp hơn so với cả nước? Điều đó ảnh hưởng như thế nào? Ô số 4. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế gắn liền với vấn đề nâng cao dân trí và phát triển đô thị ở vùng ĐBSCL? Gv tổ chức trò chơi, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức. Chốt. Vùng ĐBSCL có nhiều thuận lợi để phát triển KT-XH son cũng tồn tại nững khó khăn. Vậy tình hình kinh tế của vùng như thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời ở bài sau. |
HS tham gia trò chơi. |
3. Đặc điểm dân cư, xã hội - Là vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống như người - Kinh, người Khơ Me, người Chăm và người Hoa. à Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. - Mặt bằng dân trí chưa cao. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
GV tổ chức hoạt động nhóm -Chia lớp làm 4 nhóm. -Thời gian: 3 phút -Nhiệm vụ: *Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp -Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng, sản lượng thu hoạch và sản lượng xuất khẩu lúa gạo của vùng ĐBSCL so với cả nước? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này? *Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp - Kể tên các ngành nông nghiệp có thế mạnh phát triển ở vùng ĐBSCL? - Giải thích vì sao ĐBSCL có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? *Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp? -Nhận xét tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng ĐBSCL? Kể tên tỉnh, thành phố tập trung công nghiệp lớn của vùng? -Vì sao ngành chế biến lương thực và thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả? *Nhóm 4: Tìm hiểu tình hình phát triển dịch vụ -Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của vùng ĐBSCL? - Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống nhân của vùng? Gv quan sát, hướng dẫn, nhẫn xét, chuẩn hóa kiến thức. |
Hs thảo luận, trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung. |
I.Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp a. Trồng trọt * Sản xuất lương thực - Diện tích trồng lúa của ĐBSCL chiếm 54,5% diện tích trồng lúa của cả nước và sản lượng chiếm 55% sản lượng lúa của cả nước. - Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu. - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc ĐBSCL, giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. * Cây ăn quả - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta. b. Chăn nuôi - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản + Chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước. Đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu. - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh - Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn. 2. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (chiếm 20% GDP toàn vùng). - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. - Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. 3. Dịch vụ - Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh. - Giao thông đường thuỷ có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. - Du lịch sinh thái phát triển. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
- Xác định vị trí các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ĐBSCL? + Vị trí địa lí + Cơ sở sản xuất công nghiệp + Vai trò của cảng Cần Thơ |
HS quan sát và trả lời. HS trả lời |
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
a. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng số liệu 37.1 Nhận xét các số liệu về sản lượng thuỷ sản của hai đồng bằng? b. Vẽ biểu đồ: |
HS nghiên cứu và trả lời |
- Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% diện tích đồng bằng của cả nước - Đồng bằng sông Cửu Long vượt xa Đồng bằng sông Hồng về sản lượng và nuôi trồng thuỷ, hải sản. |
Sản lượng | Đồng bằng sông Cửu Long | Đồng bằng sông Hồng | Cả nước |
Cá biển khai thác | 41.5 | 4.6 | 100% |
Cá nuôi | 58.4 | 22.8 | 100% |
Tôm nuôi | 76.7 | 3.9 | 100% |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
Gv tổ chức hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm. Nhiệm vụ: Nhóm 1. Tìm hiểu thế mạnh điều kiện tự nhiên, cơ sở chế biến để phát triển ngành thuỷ sản? Nhóm 2. Tìm hiểu thế mạnh nguồn lao động, thị trường để phát triển ngành thuỷ sản? Nhóm 3. Tại sao ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?(điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ) Nhóm 4. Những khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? Nêu một số biện pháp khắc phục. Gv quan sát, hướng dẫn, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. |
Hs thảo luận, trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thuỷ sản? - Điều kiện tự nhiên: + Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn + Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ + Các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn. - Nguồn lao động: + Có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đông + Thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, năng động, nhạy cảm với tiến bộ mới trong sản xuất và kinh doanh + Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Còn đại bộ phận dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long giỏi thâm canh lúa nước. - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. - Thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ. Câu 2: Thế mạnh trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long - Điều kiện tự nhiên: Diện tích nước rộng lớn nhất ở bán đảo Cà Mau, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên đầu tư lớn sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới nghề nuôi tôm xuất khẩu. - Nguồn lao động - Cơ sở chế biến Nội dung giống (a) - Thị trường tiêu thụ: Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thuỷ sản xuất khẩu. Câu 3: - Đầu tư cho đánh bắt xa bờ còn hạn chế - Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao. Chưa được đầu tư nhiều - Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao. Chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí, sau đó lập bảng số liệu. - Vẽ biểu đồ Yêu cầu vẽ đẹp, chính xác - Nhận xét Giáo viên hướng dẫn học sinh tuần tự theo các chỉ tiêu phát triển trong bảng 31.2. GV sử dụng bản đồ tự nhiên VN hướng dẫn để HS trả lời => Giáo viên bổ sung Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kĩ H35.2 Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ trong vòng 3 phút. Sau khi đại diện nhóm trình bày, GV gọi nhận xét và chốt. GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ kinh tế của vùng để trình bày ngắn gọn. |
HS tiến hành vẽ HS ngiên cứu trả lời. HS hợp tác theo nhóm nhỏ rồi trả lời Học sinh trả lời HS nghiên cứu và thảo luận. Sau đó trình bày. HS trả lời |
Câu 1: Căn cứ vào bảng số liệu 31.3 Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thi và nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh, các năm 1995, 1999, 2002. Nêu nhận xét? Câu 2: Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội quan trọng đều ở mức cao hơn trung bình cả nước thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ thu hút việc làm mà lao động từ nhiều nơi đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm việc làm với cơ hội thu nhập khá hơn, có văn minh hơn... Câu 3: Tại sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời hạn chế ô nhiểm nguồn nước? Trên quan điểm môi trường và phát triển bền vững thì đất rừng và nước là những điều kiện quan trọng hàng đầu. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy việc bảo vệ rừng đầu nguồn môi trường giữ cân bằng sinh thái là rất quan trọng. Phần hạ lưu do công nghiệp hoá và đô thị phát triển mạnh mẽ nguy cơ ô nhiểm nguồn nước cuối nguồn của các dòng sông ngày càng mạnh. Từ đó phải hạn chế ô nhiểm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ. Câu 4: Vì sao đại bộ phận công nghiệp chiếm chế biến tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai? - Thuận lợi về vị trí. - Điều kiện dân cư, xã hội... Câu 5: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? - Đất. - Nước. - Khí hậu. - Sinh vật... Câu 6: Trình bày tình hình phát triển kinh tế ở ĐBSCL? - Nông nghiệp. - Công nghiệp. - Dịch vụ. |
Nhận biết |
Thông hiểu | Vận dụng |
||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Vùng Đông Nam Bộ |
- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Xác định tên các tỉnh/ t. phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (0,5 đ) - Trình bày điều kiện tự nhiên vùng(khí hậu)(0,5 đ) - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng (1,0đ) -Biết được mật độ dân số của vùng năm 2002(0,5đ) |
Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế: ngành dịch vụ |
||||
50% TSĐ = 5 điểm | 50 % TSĐ= 2,5 điểm | 50 %TSĐ= 2,5 đ |
||||
Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
Biết được đặc điểm phát triển CN, tỉ trọng cơ cấu CN của vùng | Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế: vùng trọng điểmlương thực thực phẩm. |
Vẽ và phân tích biểu đồ cột so sánh sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu long so với cả nước | |||
50% TSĐ = 5 điểm |
10% TSĐ=0,5 điểm |
50%TSĐ=2,5điểm |
40%TSĐ=2,0đ |
|||
TSĐ 10 điểm) Tổng số câu: 9 câu |
3,0 điểm= 30% |
5,0 điểm = 50 % |
2 điểm = 20 % |
A. 364 người/ km2 | B. 436 người/ km2 | C. 463 người/km2 | D. 634 người/km2 |
1995 | 2000 | 2002 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 819,2 | 1169,1 | 1354,5 |
Cả nước | 1584,4 | 2250,5 | 2647,4 |
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án đúng | B | C | C | D | A |
1995
|
2000
|
2002
|
-
|
-
|
-
|
-
|
|
-
|
-
|
0
|
500
|
1000
|
1500
|
2000
|
2500
|
3000
|
Năm
|
Nghìn tấn
|
Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản của ĐBSCL và cả nnước nưnước
|
Chú giải
ĐBSCL Cả nước |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
HS Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta? GV giới thiệu về các bộ phận của vùng biển. Quan sát lược đồ H38.2 cho biết các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta? Giáo viên bổ sung và đi đến kết luận. * Tích hợp GDMT: ? Vùng bển nước ta rất rộng lớn, giàu có về tiềm năng nhưng muốn phát triển bền vững cần phải làm gì? |
HS đọc thông tin HS Quan sát H38.1 và lên xác định HS nghiên cứu và trả lời HS xác định trên lược đồ. |
1. Vùng biển nước ta - Ngoài phần đất liền nước ta có vùng biển rộng lớn. - Đường bờ biển dài, nhiều tỉnh thành phố nằm sát biển. - Vùng biển bao gồm: + Vùng nội thuỷ. + Vùng lãnh hải. + Vùng tiếp giáp. + Vùng đặc quyền kinh tế. 2. Các đảo và quần đảo Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ. - Hệ thống đảo gần bờ - Hệ thống đảo xa bờ => Có vùng biển rộng lớn là một lợi thế của nước ta trong quá trình phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. |
- Năng lực tự chủ, tính toán, năng lực giải quyết vấn đề |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
GV tổ chức cho HS làm việc theo dự án. Dựa vào H38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. ? Cho biết vùng biển nước ta có những tiềm năng nào cho phép khai thác nuôi trồng hải sản? ? Vì sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? * Tích hợp GDMT: ? Việc khai thác hải sản đặc biệt ở ven bờ 1 cách quá mức sẽ để lại hậu quả gì? Biện pháp khắc phục? Yêu cầu nhóm 2 lên trình bày. |
HS chuẩn bị trước ở nhà. Mỗi nhóm tìm hiểu về 1 ngành kinh tế biển. + Tiềm năng. + Thực trạng. + Giải pháp. HS nghiên cứu và trả lời HS xác định trên lược đồ. Đại diện nhóm 2 trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. |
1. Khai thác và nuôi trồng hải sản - Tiềm năng biển: + Có hơn 2000 loài cá (khoảng 110 loài có giá trị xuất khẩu, 100 loài tôm...) + Trữ lượng khai thác 1,9 triệu tấn/năm; khoảng 500 nghìn tấn/năm gần bờ. - Thực trạng: + Chủ yếu tập trung vào hoạt động đánh bắt xa bờ 2. Du lịch biển - đảo - Dọc bờ biển từ Bắc -> Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp thuận lợi xây dựng khu du lịch và nghỉ dưỡng. - Nhiều đảo có phong cảnh đẹp (vịnh Hạ Long...) |
- Năng lực làm việc theo dự án, hợp tác, phát triển ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
HS đã chuẩn bị trước ở nhà. GV gọi các nhóm lên trình bày. Sau khi nhóm 3 trình bày, GV hỏi thêm 1 số câu hỏi: ? Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ? GV trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta. GV nhấn mạnh việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta? + Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hoá và dịch vụ với bên ngoài. + Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế... |
HS đọc và trả lời chuẩn bị trước ở nhà. Mỗi nhóm tìm hiểu về 1 ngành kinh tế biển. + Tiềm năng. + Thực trạng. + Giải pháp. Sau khi trình bày, các nhóm lên trình bày kết hợp với minh họa bằng hình ảnh và video + Khí hậu: nhiệt đới, số giờ nắng trong năm lớn. + Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc, Tây Nam từ biển thổi vào nên mưa rất ít.... Đại diện nhóm 4 trình bày. Tìm trên H39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. HS xác định trên lược đồ. |
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển - Tiềm năng rất phong phú: dầu mỏ, khí đốt, muối. -Thực trạng: + Dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngành công nghiệp hoá dầu đang được hình thành. - Phương hướng: + Phát triển thêm CB khí công nghệ cao. + Đẩy mạnh XK khí tự nhiên và khí hóa lỏng. 4.Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. - Tiềm năng: + Nằm trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Hiện nay cả nước có trên 120 cảng lớn nhỏ. - Thực trạng: Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn. - Phương hướng: + Phát triển tàu công ten - nơ và các tàu chuyên dùng. + Phát triển dịch vụ hàng hải... |
- Năng lực làm việc theo dự án, hợp tác, phát triển ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
GV Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? GV Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển? (5 phương hướng chính). * Tích hợp GDMT: ? Cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển trước nguy cơ ô nhiễm? *Tích hợp giáo dục anh ninh quốc phòng: Theo em ngoài bảo vệ tốt môi trường biển đảo cần cú ý tới vấn đề gì: |
HS chia làm 2 đội chuẩn bị trong vòng 5 phút. Sau đó đội nào hoàn thiện nhanh và đầy đủ nhất thì thắng. Đảm bảo tốt vấn đề an ninh biển đảo thì mới khai thác tốt tài nguyên trên biển đảo. |
1.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo. * Thực trạng: - Diện tích rừng ngập mặn giảm. - Sản lượng đánh bắt giảm - Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. * Nguyên nhân: - Ô nhiễm môi trường biển - Đánh bắt khai thác quá mức. * Hậu quả: + Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển. + Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
HĐ 1: Bài tập 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. Dựa vào Bản đồ kinh tế Việt Nam và lược đồ H 39.2 nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo. Yêu cầu HS giải thích cụ thể. HĐ 2: Bài tập 2: Quan sát H 40.1 nhận xét tình hình khai thác xuất khẩu dầu mỏ, nhập khẩu xăng dầu và chế biến khí ở nước ta. GV tổ chức cho học sinh thảo luận thành 4 nhóm trong vòng 3 phút. Hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ để rút ra những kết luận cần thiết. + Phân tích nhận xét diễn biến của từng đối tượng qua các năm. + Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng. Giáo viên chuẩn kiến thức. *Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: Nếu an ninh trên biển không tốt thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc khai thác tài nguyên dầu khí nói riêng và tài nguyên biển nói chung? |
HS quan sát và trả lời. HS dựa vào các điều kiện tự nhiên, dân cư- xã hội để giải thích. HS thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Gặp khó khăn trong khai thác... |
Bài tập 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. - Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: + Cát Bà: Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Côn Đảo: Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển. + Phú Quốc: Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch dịch vụ biển. Bài tập 2: - Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn, dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng. - Toàn bộ lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này chứng tỏ công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta. - Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. (Mặc dù lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu nhập nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn rất nhiều so với giá dầu thô.). |
Quan sát, giải quyết vấn đề. Hợp tác, sáng tạo, tính toán, phát triển ngôn ngữ. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
* GV giới thiệu khaí quát địa giới thành phố Hà Nội mới. ? Quan sát bản đồ hành chính và Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định vị trí và giới hạn của tp HN? ? Xác định quy mô diện tích Tp Hà Nội? GV gợi mở: ? Vị trí địa lí như vậy có ý nghĩa gì trong việc phát triển kinh tế-xã hội? -> GV bổ sung (nếu cần), chốt lại. GV Giới thiệu sự hình thành đơn vị hành chính. ? Quan sát bản đồ hành chính hãy nêu tên 29 quận, huyện, thị xã? ? Địa phương nơi e đang sinh sống thuộc đơn vị hành chính nào của thành phố? |
HS lên xác định giới hạn của vùng. - Toạ độ địa lí + Cực Bắc: 21023’B + Cực Nam: 20053’B. + Cực Đông: 105044’Đ + Cực Tây: 10602’B + Phía Bắc: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. + Phía Nam: Hà Nam, Hoà Bình. + Phía Đông: Bắc Giang, Bắc Ninh ,Hưng Yên. + Phía Tây: Hoà Bình, Phú Thọ. |
1. Vị trí lãnh thổ - Tiếp giáp: 8 tỉnh. - Là trung tâm của đồng bằng sông Hồng. - Diện tích: 3344,7 km2 chiếm 1% dân số của cả nước => Ý nghĩa: + Là đầu mối giao thông quan trọng nhât nước ta. + Nơi hội tụ hai hành lang kinh tế đông tây. + Thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và với thế giới. 2. Sự phân chia hành chính - Thành phố Hà Nội gồm 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc. |
Quan sát, giải quyết vấn đề. Phát triển ngôn ngữ, giải quyết vấn đề... |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
? Quan sát bản đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng, hãy nêu các dạng địa hình chính và giá trị kinh tế của từng dạng địa hình đó? ? Nêu các đặc điểm địa hình của các dạng địa hình ? Trình bày hướng nghiêng của địa hình ? Ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển kinh tế-xã hội của nhân dân Hà Nội ? Nêu đặc điểm khí hậu của thành phố HS trả lời GV phân tích và chuẩn kiến thức Em có nhận xét gì về những tác động của khí hậu đến sản xuất và đời sống. -> GV bổ sung, chốt ý. ? Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi của TP? ? Nêu một số dòng sông chính? ? Cho biết chế độ nước của sông ngòi. ? Vì sao sông ngòi có thủy chế theo mùa? ? Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. * GV chuẩn bổ sung và kiến thức . ? Cho biết các hồ lớn ở Hà Nội. Vai trò của hồ. ? Cho biết Hà Nội có các loại thổ nhưỡng nào? Đặc điểm và phân bố của thổ nhưỡng? GV giới thiệu về đặc điểm của 4 loại đất chính. ? Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất. ? Trình bày hiện trạng sử dụng đất của tỉnh ta? ? Nêu rõ hiện trạng thảm thực vật tự nhiên và các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng. ? Hà Nội có vườn quốc gia nào. ? Nêu tên, sự phân và ý nghĩa của các mỏ khoáng sản chính của TP? ? Em hãy cho biết Hà Nội có những điều kiện nào để phát triển du lịch tự nhiên? ? Em có nhận xét gì về tiềm năng du lịch tự nhiên của Hà Nội? Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1+2: ? Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đem lại những thế mạnh gì cho TP Hà Nội? Nhóm 3+4: ? Khó khăn cơ bản mà vùng gặp phải về tự nhiên là gì? GV chuẩn kiến thức và tóm tắt nội dung cơ bản *Tích hợp BVMT: Để khắc phục những khó khăn trên cần thực hiện những biện pháp gì? |
HS quan sát và trả lời. + Thuận lợi: Nông nghiệp phát triển quanh năm. 2 vụ lúa/ năm, phát triển cây vụ đông + Khó khăn: Ngập úng lụt Hạn hán vào mùa khô Sâu rầy phát triển Bão và mưa lớn Đối với sinh hoạt: dễ gây bệnh. Mạng lưới dày đặc, nhiều khúc sông lớn chảy qua nhất là sông Hồng từ Ba Vì tới Phú Xuyên. HS lên xác định => Ý nghĩa: Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả HS trả lời. => Ý nghĩa: - Nhiên liệu - Nguyên vật liệu xây dựng. - Làm sành sứ, gạch ngói. HS thảo luận trong vòng 2 phút. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. HS trả lời. |
1. Địa hình * Đại bộ phận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. * Có 2 dạng địa hình: -Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng: chiếm đại bộ phận lãnh thổ có nhiều bãi bồi cao, hồ đầm, các ô trũng. -Vùng đồi núi thấp tập trung ở phía bắc và phía Tây. * Hướng nghiêng: TB-ĐN 2. Khí hậu - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với một mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều - Đặc điểm khí hậu: + Nhiệt độ trung bình năm 240C. + Lượng mưa trung bình: > 1400mm/ năm. + Độ ẩm không khí > 75 % + Có 2 mùa gió. + Tính thất thường, thiên tai… 3. Thuỷ văn * Sông ngòi - Có hệ thống sông ngòi khá dày đặc - Chế độ nước theo mùa. * Có nhiều hồ tự nhiên: Suối Hai, Quan Sơn, Hoàn Kiếm, Hồ Tây... 4. Thổ nhưỡng - Có 4 loại đất chính: đất phù sa trong đê, đất phù xa ngoài đê, đất bạc màu, đất đồi núi. - Cơ cấu sử dụng đất : NN 58,7% , phi NN 35,3% , chưa sử dụng 6%. 5. Tài nguyên sinh vật - Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 2000 ha - Vườn quốc gia: Ba Vì 6. Khoáng sản: - Trên 40 loại =>Tương đối phong phú và đa dạng. - Quy mô nhỏ. 7. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Có nhiều tiềm năng đặc biệt là du lịch sinh thái. 8. Đánh giá chung - Thuận lợi: Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội. - Khó khăn: + Lũ lụt, ngập úng. + Tài nguyên và môi trường ngày càng xuống cấp. |
Quan sát, giải quyết vấn đề. Phát triển ngôn ngữ, giải quyết vấn đề... Hợp tác, giải quyết vấn đề, phát triển ngôn ngữ. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
GV chiếu bảng số dân của HN. ? Qua bảng số liệu trên, em có nhận xét về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh ta qua các năm. Giải thích sự thay đổi đó? GV mở rộng số dân của HN năm 2017 là 7654,8 nghìn người. ? Tại sao gia tăng cơ học của Hà Nội luôn dương? GV chuẩn xác kiến thức. - GV trình bày vấn đề gia tăng cơ giới: gia tăng cơ giới của Hà Nội thường là dương. ? Ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với đời sống và sản xuất của Hà Nội như thế nào? - GV nhấn mạnh: Hiện nay mức gia tăng dân số Hà Nội cao hơn mức trung bình của cả nước(1,8%, cả nước là 1,03%) ? Em có nhận xét gì về chất lượng lao động của Hà Nội? ? Em có nhận xét gì về kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của TP? Thảo luận nhanh theo cặp trong thời gian 1 phút. ?Thuận lợi và khó khăn của kết cấu dân số đó? HS trả lời, GV bổ sung, chốt lại. ? Hà Nội có những dân tộc nào? chiếm bao nhiêu dân số của tỉnh? ? Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của bản thân, em hãy nhận xét cơ cấu dân số của Tp phân theo các ngành kinh tế? HS trả lời, GV chuẩn xác. ? Em có nhận xét gì về mật độ dân số của Hà Nội ? (Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2) GV chuẩn xác. ? Trình bày sự phân bố dân cư của HN? Có mấy loại hình quần cư? Trình bày nét cơ bản của từng loại hình? ? Em có nhận xé gì về tình hình giáo dục của TP Hà Nội? ? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển y tế của TP Hà Nội? . ? Em có nhận xét gì về vị trí của Hà Nội ? |
HS quan sát và trả lời HS trả lời. Do điều kiện kinh tế ở đây có nhiều thuận lợi nên di cư thì ít còn nhập cư thì nhiều HS thảo luận nhanh sau đó trả lời. HS trả lời. HS trả lời HS trả lời. |
1. Dân số và lao động a. Dân số - Số dân Năm 2011 là 6699,6 nghìn người => quy mô dân số đứng thứ 2 sau TP HCM. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: 1,23% (năm 2010) - Gia tăng cơ giới của Hà Nội thường là dương. b. Nguồn lao động: - Chất lượng cao nhất cả nước. 2. Kết cấu dân số a. Kết cấu dân số theo tuổi và giới + Kết cấu dân số già. + Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. b. Kết cấu dân số theo thành phần dân tộc Dân tộc Kinh chiếm 99 % số dân. Dân tộc ít người chiếm tỉ lệ rất thấp gồm các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Dao. c. Kết cấu dân số theo lao động - Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm trên 30% lực lượng lao động, công nghiệp hơn 30%, dịch vụ hơn 30% - Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. 3. Phân bố dân cư và các loại hình cư trú: a. Phân bố dân cư: - Mật độ dân số hơn 2009 người/km2 (năm 2010) đứng thứ 2 sau TP HCM. - Phân bố dân cư không đều. b. Các loại hình quần cư: - Quần cư nông thôn và quần cư đô thị 4. Tình hình phát triển giáo dục, y tế. a. Giáo dục Giáo dục hoàn thiện từ tất cả các cấp học, đạt phổ cập THCS đang phấn đấu phổ cập THPT. b. Y tế - Tất cả các chỉ tiêu về y tế đều cao hơn cả nước. - Không ngừng phát triển, mỗi xã có một trạm y tế, mỗi huyện có một trung tâm y tế… 5. Hà Nội vùng đất địa nhân- văn hóa Việt tiêu biểu. - Hà Nội luôn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. |
Quan sát, tính toán, giải quyết vấn đề. Phát triển ngôn ngữ, giải quyết vấn đề... Thu thập và xử lí thông tin. Hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Thu thập và xử lí thông tin. Thu thập và xử lí thông tin. Quan sát, tính toán, giải quyết vấn đề |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
? Em có nhận xét gì về vị chí của Hà Nội ? ? Nêu các đặc điểm chung của nền kinh tế Hà Nội? GV chốt lại. |
HS trả lời |
1. Đặc điểm chung - Nền kinh tế đang có những bước khởi sắc - Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình của cả nước - Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. |
Quan sát, giải quyết vấn đề. |
Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Công nghiệp GV sử dụng bản đồ kết hợp biểu đồ quy mô, cơ cấu GDP trong tài liệu ? Dựa vào cơ cấu GDP cho biết vị trí của ngành CN ? ? Cơ cấu ngành công nghiệp gồm những cơ cấu nào? GV nhận xét, chuẩn xác ? Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm những hình thức nào? ? Cơ cấu theo ngành gồm những ngành nào ? Kể tên một số ngành CN cho biết những ngành nào chiếm tỉ lệ lớn? GV nhận xét, chuẩn xác ? Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của CN ? Sự phân bố CN có đặc điểm gì? ? Phương hướng phát triển CN ? GV nhận xét, chuẩn xác Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nông - lâm - ngư nghiệp. ? Cơ cấu ngành nông nghiệp gồm những ngành nào? ? Sư phân bố CN ? Kể tên một số sản phẩm CN ? GV nhận xét, chuẩn xác ? Ngành thủy sản có những ngành nhỏ nào? Đặc điểm ngành thủy sản? GV nhận xét, chuẩn xác ? Ngành Lâm nghiệp có đặc điểm gì? ? Phương hướng phát triển nông nghiệp? Nêu ví dụ ở địa phương GV nhận xét, chuẩn xác Hoạt động 3: Tìm hiểu về Dich vụ ? Vị trí ngành dịch vụ trong nền kinh tế ? ? Kể tên các ngành và đặc điểm các ngành? GV nhận xét, chuẩn xác ? Hoạt động dịch vụ có những đặc điểm nổi bật nào ? Vì sao Hà Nội là 1 trong 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước. ? Kể các hoạt động dịch vụ ở địa phương GV nhận xét, chuẩn xác GV tổng kết bài học. |
HS trả lời, nhận xét HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, bổ sung. HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung |
IV. Kinh tế. 2. Các ngành kinh tế. a. Công nghiệp. - Là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai cả nước. - Chiếm 41,3% cơ cấu GDP và 21% nguồn lao động. - Tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 17,5%/ năm - Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm: +Kinh tế nhà nước + Kinh tế tư nhân + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Cơ cấu theo ngành: + Công nghiệp chế biến chiếm 95,3% + CN khai thác chiếm 0,7% + CN khác chiếm 4% - Phân bố theo khu vực hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, xen kẽ dân cư. - Phương hướng: Phát triển kinh tế theo hướng CNH và HĐH. b. Nông - lâm - ngư nghiệp. - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP song chiếm 31,6% nguồn lao động. - Nông nghiệp gồm : + Chăn nuôi + Trồng trọt + Dịch vụ nông nghiệp Trồng trọt chiếm ưu thế - Thủy sản: + Nuôi trồng + Chế biến + Đánh bắt Chủ yếu là nuôi trồng (khoảng 10 nghìn ha) - Lâm nghiệp: Chiếm tỉ lệ nhỏ, có khoảng 21 nghìn ha rừng. - Phương hướng: + Giảm tỉ trọng cây lương thực.tăng tỉ trọng cây trồng có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao + Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóacó năng suet, chất lượng cao, sử dụng phương pháp tiến bộ, chú ý phòng dịch, chuyên môn hóa sản xuất… + Nâng cao các giống vật nuôi có chất lượng cao. + Khai thac có hiệu quảvùng đồi núi, bảo vệ tốt rừng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái. c. Dịch vụ. - Là ngành có vai trò quan trọngtrong hoạt động kinh tế phục vụ mọi ngành kinh tế và nhu cầu người dân. - Gồm: + GTVT + Bưu chính viễn thông + Thương mại + Du lịch àLà một trong hai trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước |
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tính toán; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt | Năng lực |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vùng Đông Nam Bộ GV sử dụng bản đồ tự nhiên và kinh tế VN GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp, GV nhận xét, bổ sung GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp GV nhận xét, bổ sung GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dịch vụ GV nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vùng Đồng bằng sông Cửu Long GV sử dụng bản đồ tự nhiên và kinh tế VN GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, GV nhận xét, bổ sung GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp GV nhận xét, bổ sung GV yêu cầu HS nêu những thế mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dịch vụ GV nhận xét, bổ sung Hoạt động 3: Tìm hiểu về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo. GV cho HS trình bày về biển và đảo nước ta, phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo Việt Nam. HS bổ sung. GV tổng hợp kiến thức cơ bản. Cho HS hỏi những vấn đề chưa nắm rõ. GV cùng HS giải đáp. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Địa lí thành phố Hà Nội GV cho HS trình bày khái quát một số nội dung cơ bản về Vị trí, địa hính, tài nguyên, dân cư và các ngành kính tế của Hà Nội HS bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức cơ bản. Cho HS hỏi những vấn đề chưa nắm rõ. GV cùng HS giải đáp. Hoạt động 5: Củng cố cách nhận biết và vẽ một số loại biểu đồ thường gặp - Cách nhận biết và cách vẽ GV tổng kết bài học. |
HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung HS trả lời, nhận xét, bổ sung. Thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. |
I. Địa lí vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 1. Vùng Đông Nam Bộ - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển công nghiệp + Vị trí + Địa hình + Tài nguyên : KS, nguồn nguyên, nhiên liệu tại chỗ và các vùng lân cận + Dân cư, lao động + Chính sách + Yếu tố con người + Thị trường - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển nông nghiệp + Địa hình + Khí hậu + Tài nguyên : đất, nước + Dân cư, lao động + Chính sách + Có ngành công nghiệp chế biến + Thị trường - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển dịch vụ + Vị trí + Các ngành kinh tế + Dân cư, lao động + Có các địa điểm du lịch + Chính sách à Công nhiệp và dịch vụ là thế mạnh 2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển nông nghiệp + Địa hình + Khí hậu + Tài nguyên : đất, nước + Dân cư, lao động + Chính sách + Có ngành công nghiệp chế biến + Thị trường - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển công nghiệp + Vị trí + Địa hình + Tài nguyên : KS, nguồn nguyên, nhiên liệu tại chỗ và các vùng lân cận + Dân cư, lao động + Chính sách + Yếu tố con người + Thị trường - Các thế mạnh về tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển dịc vụ + Vị trí + Các ngành kinh tế + Dân cư, lao động + Có các địa điểm du lịch + Chính sách à Nông nghiệp và dịch vụ là thế mạnh II. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo. - Các ngành KT: + Khai thác, nuôi tròng và chế biến hải sản + Du lịch biển đảo + Khai thác khoáng sản + Giao thông vận tải biển - Nguyên nhân giảm sút tài nguyên và ô nhiễm MT biển - Phương hướng bảo vệ tài nguyên và phóng chống ô nhiễm MT biển III. Địa lí thành phố Hà Nội - Vị trí - Đặc trựng về địa hình và khí hậu - Tài nguyên chủ yếu - Dân cư + Số dân và tỉ lệ tăng dân số + Nguồn lao động (thuận lợi và khó khăn) - Kinh tế + Công nghiệp và dịch vụ phát triển + Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và đang chuyển dịch tích cực IV. Củng cố cách nhận biết và vẽ một số dạng biểu đồ thường gặp. - Biểu đồ tròn - Biểu đồ miền - Biểu đồ đường - Biểu đồ cột: đơn, ghép, chồng - Biểu đồ kết hợp |
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tính toán; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh |
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng | Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||
Vùng Đông Nam Bộ | Câu 2 |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
|||
Số câu:1 Số điểm:0,5 |
|||||
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | Câu 1 |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
|||
Số câu:1 Số điểm:0,5 |
|||||
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo |
Câu 3 |
Câu 5 | Số câu: 2 Số điểm: 3,0 |
||
Số câu:1 Số điểm:1,0 |
Số câu:1 Số điểm:2,0 |
||||
Địa lí địa phương ( Địa lí Thành phố Hà Nội ) |
Câu 4 | Câu 6 Câu 7 ý a |
Câu 7 ý b |
Số câu: 3,0 Số điểm: 6,0 |
|
Số câu:1 Số điểm:1,0 |
Số câu:2 Số điểm:4,5 |
Số câu:0,5 Số điểm:0,5 |
|||
Tổng số |
Số câu: 3 Số điểm: 2,0 |
Số câu: 2 Số điểm: 3,0 |
Số câu: 1,5 Số điểm: 4,5 |
Số câu: 0,5 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 7 Số điểm: 10,0 |
A. Chế biến lương thực thực phẩm. | B. Hóa chất. |
C. Vật liệu xây dựng. | D. Cơ khí nông nghiệp. |
A. 9,9 triệu người | B. 10,9 triệu người | C. 11,9 triệu người | D. 12,9 triệu người |
A. Tên đảo | B. Tỉnh, thành phố | Ý nối |
1. Cát Bà | a. Bà Rịa – Vũng Tàu | 1-................. |
2. Côn Đảo | b. Bình Thuận | 2-................. |
3. Lý Sơn | c. Hải Phòng | 3-................. |
4. Phú Quốc | d. Kiên Giang | 4-................. |
5. Cô Tô | e. Quảng Ngãi | 5-................. |
f. Quảng Ninh |
Khu vực | Nông - Lâm -Ngư nghiệp | Công nghiệp - Xây dựng | Dịch vụ |
Năm 2014 | 4,7 % | 41,6 % | 53,7 % |
Lớp | Tổng | Giỏi | Khá | Trung bình | |||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
9A | 30 | 10 | 33 | 20 | 67 | 0 | 0 |
9B | 27 | 5 | 19 | 22 | 81 | 0 | 0 |
9C | 41 | 40 | 98 | 1 | 2 | 0 | 0 |
Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Thị Lê
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn