ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 2 Năm học 2020-2021 Môn thi: Lịch sử 9 Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi: 001
Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:……………… Câu 1. Thành tựu quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. chế tạo thành công bom nguyên tử. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên. C. phóng tàu vũ trụ Phương Đông bay vòng quanh Trái đất. D.trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Câu 2. Nơi khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nam Á. B. Bắc Phi C. Đông Nam Á. D. Mĩ La-tinh. Câu 3. Quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á được lọt vào danh sách những “con rồng” kinh tế Châu Á là A. Thái Lan. B. Brunây. C. Xingapo. D. Inđônêxia Câu 4. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu?
Bắc Phi. B. Tây Phi. C. Nam Phi. D. Trung Phi.
Câu 5. Mĩ biến khu vực Mĩ La – tinh thành “sân sau” nhằm A. mở rộng lãnh thổ. B. giúp các nước Mĩ La – tinh phát triển về kinh tế, chính trị. C. bành trướng thế lực. D. biến các nước Mĩ La – tinh lệ thuộc vào Mĩ. Câu 6. Nội dung nào không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. lợi dụng chiến tranh để làm giàu. C. chi phí cho quốc phòng thấp D. đất nước không bị chiến tranh tàn phá. Câu 7. Nguyên nhân được coi là quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai: A. yếu tố con người là vốn quý nhất. B. áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. C. các công ti có sức cạnh tranh cao. D. chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 8. Quyết định của hội nghị I-an-ta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào? A. Liên Xô tham gia chống Nhật. B. thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và phát xít Nhật. D. thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Câu 9. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp được gọi là gì? A. Cách mạng trắng. B. Cách mạng công nghiệp. C. Cách mạng nông nghiệp. D. “Cách mạng xanh”. Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hùng hậu và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là:
công nhân. B. nông dân. C. tiểu tư sản. D. tư sản dân tộc.
Câu 11. Trong những năm 1919 - 1930, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. chuẩn bị về lí luận cho sự ra đời của Đảng. B. tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. C. chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. D. tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 12. Sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng? A. bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn. B. bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định. C. cuộc đấu tranh của viên chức các cơ sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì. D. bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội. Câu 13. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 là A. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về Việt Nam. C. chuẩn bị về mặt tư tưởng - chính trị cho sự thành lập Đảng. D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. Câu 14. Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời. Tổ chức nào khôngra đời trong hoàn cảnh lịch sử này? A. Đông Dương Cộng sản đảng B. An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Tân Việt cách mạng đảng. Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930? A. mở ra bước ngoặt cho lịch sử cách mạng Việt Nam. B. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. C. chấm dứt sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. D. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 16. Phong trào dân chủ 1936-1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930 - 1931 về mục tiêu đấu tranh? A. tập trung vào nhiệm vụ phản đế. B. tập trung vào nhiệm vụ phản phong. C. đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân. D. đòi cải thiện đời sống, tự do, dân chủ, hòa bình. Câu 17. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). Câu 18.Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tháng 6 – 1945 gồm các tỉnh nào? A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. B. Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên. C. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. D. Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Câu 19. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên được vang lên trong cuộc mít tinh, khởi nghĩa ở địa phương nào? A. Huế. B. Hà Nội C. Đà Nẵng. D. Sài Gòn Câu 20. Nhiệm vụ cấp bách, trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì?
giải quyết nạn ngoại xâm và phản động trong nước.
B. giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính. C. giải quyết nạn đói, nạn mù chữ. D. giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 21. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí kết với Pháp nhằm mục đích gì? A. tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc. B. để Pháp công nhận nước ta là nước tự do. C. để Pháp công nhận nước ta là nước độc lập. D. có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn. Câu 22. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ ta là A. kháng chiến toàn diện. B. kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. C. phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. D. toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 23. Thắng lợi trong chiến dịch nào dưới đây giúp quân dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 24. Sau 8 năm gây chiến tranh ở Việt Nam (từ năm 1946 đến 1953) khó khăn lớn nhất mà Pháp gặp phải là: A. thất bại trong chiến dịch Biên giới. B. thiệt hại lớn về người và của. C. mất quyền chủ động trên chiến trường. D. lệ thuộc vào Mĩ. Câu 25. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận A. quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. B. các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. C. quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. D. quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 26. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi kí hiệp định nào? A. Hiệp định Sơ bộ. B. Hiệp định Pa-ri. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ. D. Hiệp ước Hoa-Pháp. Câu 27. Sau thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới đây? A. “Chiến tranh đặc biệt”. B. “Chiến tranh đơn phương”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 28.Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) được thành lập sau phong trào đấu tranh nào? A. Phong trào cách mạng 1930-1931. B. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ 1936-1939. C. “Phong trào hòa bình”. D. Phong trào “Đồng khởi”. Câu 29. Nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1965 là: A. dân tộc. B. dân chủ. C. dân tộc-dân chủ. D. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Câu 30. Đặc điểm cách mạng Việt Nam thời kì 1954-1975 là: A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền khác nhau. B. thực hiện nhiệm vụ cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Miền Bắc. D. hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở Miền Nam.
Đáp án – BIỂU ĐIỂM - Câu 1, 2, 3, 4, 9, 10, 14, 19, 20, 26 (10 câu): mỗi câu 0.3 điểm - Các câu còn lại (20 câu): mỗi câu 0.35 điểm.