Đề KT Lịch sử HK II khối 7 -

Thứ năm - 05/08/2021 15:25
TRƯỜNG THCS THANH THÙY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7

I.Trắc nghiệm
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1(0,3điểm)Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì?
A. Tạo đà cho thương nghiệp trong nước phát triển mạnh.
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
C. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Nguyên.
D. Thúc đẩy mối quan hệ giữa Đại Việt và Trung Quốc.
Câu 2(0,3điểm)Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
A. Nho giáo.                  B. Phật giáo.                 
C. Đạo giáo.                   D. Thiên chúa giáo.
Câu 3 (0,3điểm)Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?
A. Lê Thái Tổ.                                  B. Lê Thái Tông.
C. Lê Thánh Tông.                                      D. Lê Nhân Tông.
Câu 4 (0,35 điểm)Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. có nội dung yêu nước sâu sắc.
B. thể hiện tình yêu quê hương.
C. đề cao giá trị con người.
D. đề cao tính nhân văn.
Câu 5 (0,35 điểm)Tình hình nhà Lê sơ đầu TK XVI có điểm gì nổi bật?
A. Khủng hoảng suy vong.                         B. Phát triển ổn định.
C. Phát triển đến đỉnh cao.                                   D. Phát triển không ổn định.
Câu 6(0,3điểm)Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?
A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến.
C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.
D. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với địa chủ
Câu 7(0,35điểm)Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI?
A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.
B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành.
C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành.
D. Trước sau đều bị dập tắt.
Câu 8         (0,3điểm)             "Khôn ngoan qua được Thanh Hà
                                      Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy"
Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ TK XVII - XVIII?
A. Là ranh giới chia cắt đất nước.                       
B. Là dãy núi cao nhất Thanh Hà.
C. Là vùng đất quan trọng của Đàng Trong.       
D. Là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.
Câu 9(0,35 điểm) Khởi nghĩa Cao Bá Quát nổ ra ở đâu ?
 A. Hà Nội.
 B. Yên Bái.
 C. Thái Bình.
 D. Gia Định.
Câu 10 (0,35 điểm)Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì?
A. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai.
B. Tình hình xã hội không ổn định.
C. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện.
D. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề.
Câu 11(0,35 điểm)Thế kỉ XVI - XVII nước ta có các tôn giáo nào ?
 A. Nho giáo, Phật giáo , Thiên Chúa giáo .
 B. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo .
 C. Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Cao Đài .
 D. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo .
Câu 12 (0,3điểm) Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.
C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 13 (0,35 điểm)Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?
A. do chủ trương thống nhất đất nước
B. do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
C. do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
D. do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ
Câu 14 (0,35 điểm)Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
A. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
B. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
C. nguy cơ xâm  lược của nhà Mãn Thanh
D. yêu cầu thống nhất đất nước
Câu 15 (0,3điểm) Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?
A. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
B. được sự  ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
C. được sự ủng hộ của người Pháp
D. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số
Câu 16 (0,35 điểm) Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là:
A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.
D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.
Câu 17 (0,35 điểm) Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất
 A. Khởi nghĩa nông dân.
 B. Cuộc giải phóng dân tộc.
 C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
 D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.
Câu 18 (0,35 điểm) Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789 ?
 A. Rạch Gầm-Xoài Mút.
 B. Hải Dương.
 C. Lạng Giang (Bắc Giang)
 D. Ngọc Hồi- Đống Đa.
Câu 19(0,35 điểm)Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì?
A. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai.
B. Tình hình xã hội không ổn định.
C. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện.
D. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề.
Câu 20(0,35 điểm)Trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân xâm lược?
A. Nhà Thanh                                       B. Nhà Minh
C. Nhà Xiêm                                        D. vương quốc Lan - Xang
Câu 21(0,35 điểm)Trận Ngọc Hồi – Đống Đa đánh tan quân xâm lược?
A. Nhà Thanh                                       B. Nhà Minh
C. Nhà Xiêm                                        C. vương quốc Lan - Xang
Câu 22(0,35 điểm)Khoa học- kỹ thuật thời kỳ nhà Nguyễn có gì đặc biệt?
A. Xuất hiện nghề làm đồng hồ               B. Thủ công nghiệp phát triển
C. Công nghiệp xuất hiện.D. Nghề khai mỏ ra đời
Câu 23 (0,3 điểm) Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ?
 A. Ổn định và khôi phục lại đất nước.
 B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
 C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.
 D. Chọn đất đóng đô.
Câu 24 (0,35 điểm) Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?
 A. Chữ Hán.
 B. Chữ quốc ngữ.
 C. Chữ Nôm.
 D. Chữ Nho.
Câu 25 (0,35 điểm) Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích gì ?
 A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước.
 B. Giải quyết việc làm cho nông dân.
 C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân.
 D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến.
Câu 26 (0,35 điểm) Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì?
 A. Thần phục hoàn toàn.
 B. Không chịu thần phục.
 C. Khiêu khích gây chiến tranh.
 D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ.
Câu 27(0,35 điểm)Nhà Nguyễn đã làm gì để củng cố chính trị?
A. Lập lại chế độ tập quyền
B. Lập lại chế độ phong kiến
C. Lập lại chế độ phong kiến tập trung
D. Lập lại chế độ phong kiến trung ương tập quyền
Câu 28 (0,3 điểm) Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?
 A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.
 B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử.
 C. Để bài trừ chữ Nho.
 D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc.
Câu 29 (0,35 điểm)Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ?
 A. Hình thư.
 B. Quốc triều hình luật.
 C. Luật Hồng Đức.
 D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 30 (0,3 điểm)Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ?
 A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp.
 B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán.
 C. Thực hiện "bế quan tỏa cảng", không chấp nhận quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
 D. Không khuyến khích cũng không hạn chế buôn bán, giao lưu với phương Tây.

Đáp án
1 B 7 A 13 C 19 A 25 D
2 A 8 A 14 A 20 C 26 D
3 C 9 A 15 D 21 A 27 D
4 A 10 A 16 C 22 A 28 A
5 A 11 D 17 A 23 A 29 B
6 B 12 D 18 D 24 C 30 C



 

Nguồn tin: Giáo viên: Đỗ Thị Minh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây