Câu hỏi : Chọn 1 nội dung thuộc chương trình KHTN hoặc Sinh học THCS hãy thiết kế Kế hoạch bài dạy sử dụng phương pháp dạy học theo góc Giai đoạn 1: Tên bài : Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái ( sinh học lớp 9 ) được lên lớp trong thời gian 1 tiết, về mặt nội dung có 4 phần chính: + Sự đa dạng của các hệ sinh thái. + Bảo vệ hệ sinh thái rừng. + Bảo vệ hệ sinh thái biển. + Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp. - Chọn không gian lớp học. Chọn phòng với diện tích khoảng 60 m2 để dễ bố trí các góc và sự di chuyển của 28 HS. Giai đoạn 2:Thiết kế kế hoạch bài học
I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Vai trò của các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái này - Hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. 2. Năng lực: - Trình bày được vai trò của các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp. - Trình bày được biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp với địa phương để bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái. 3. Phẩm chất: - Tích cực, chăm chỉ và có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân, trong hoạt động của nhóm. - Trung thực trong học tập và đánh giá các kết quả học tập của bản thân và các bạn. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Power point bài giảng - Giấy A0, phiếu bài tập, băng dính, bút dạ, kéo 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu SGK bài 60, sưu tầm thông tin về vai trò và biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái.
* Xác định số góc, tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp
GÓC 1: GÓC PHÂN TÍCH (10 phút) 1. Mục tiêu : - Chỉ ra được sự đa dạng của các hệ sinh thái thông qua các ví dụ - Trình bày được 1 số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả của các biện pháp. 2. Nhiệm vụ : Nghiên cứu thông tin trang 180 ,SGK sinh học 9 và hoàn thành các nhiệm vụ sau: a. Nối các hệ sinh thái ở cột A với ví dụ tương ứng ở cột B
A- Hệ sinh thái
B- Các ví dụ
1.Các hệ sinh thái trên cạn
2.Các hệ sinh thái nước mặn
3.Các hệ sinh thái nước ngọt
a)
Rừng mưa nhiệt đới
b)
Sông, suối
c)
Hoang mạc
d)
Núi đá vôi
e)
Rừng lá kim
f)
Hồ, ao
g)
Rừng ngập mặn
h)
Rạn san hô
b.Trình bày được 1 số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả của các biện pháp.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP a. 1.Các hệ sinh thái trên cạn : a. Rừng mưa nhiệt đới, e. Rừng lá kim, c. Hoang mạc, d. Núi đá vôi 2. Các hệ sinh thái nước mặn : g. Rừng ngập mặn, h. Rạn san hô 3.Các hệ sinh thái nước ngọt : b. Sông, suối, f. Hồ, ao b.- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen. - Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước... - Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng. - Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn. - Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng. - Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng GÓC 2: GÓC QUAN SÁT (10 phút)
1. Mục tiêu Trình bày được 1 số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển,hệ sinh thái nông nghiệp và hiệu quả của các biện pháp. 2.Nhiệm vụ: Quan sát hình 60.1 và hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Hệ sinh thái .................... Hệ sinh thái .................. Hệ sinh thái .................
Hệ sinh thái…………… Hệ sinh thái..................... Hệ sinh thái.................... Hình 60.1. Một số hệ sinh thái a. Điền tên các hệ sinh thái vào chỗ trống tương ứng dưới mỗi hình b. Trình bày về vai trò của hệ sinh thái biển . Đưa ra một số biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển. ĐÁP ÁN :
Hệ sinh thái núi đá vôi, hệ sinh thái sa mạc, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái ruộng bậc thang.
Bảo vệ hệ sinh thái biển: - Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
Hình 60.2. Một số hệ sinh thái nông nghiệp a. Kể tên một số hệ sinh thái chủ yếu mà em biết và lấy ví dụ. b. Trình bày vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp? ĐÁP ÁN: Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp: - Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (Bảng 60.4). - Bảo vệ: + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu. + Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. GÓC 4: GÓC DÀNH CHO HS CÓ TỐC ĐỘ HỌC TẬP NHANH ( 5 phút) 1. Mục tiêu : - Chỉ ra được sự đa dạng của các hệ sinh thái tại địa phương thông qua các ví dụ - Áp dụng kiến thức để bảo vệ môi trường ? 2.Nhiệm vụ : Đọc câu chuyện và hoàn thành các nhiệm vụ sau: Chuyện kể rằng : Vào một ngày chủ nhật, trời nắng nóng, một tốp học sinh đang đi dạo quanh hồ thì nhìn thấy một chú rùa vàng nổi lên mặt nước. Các em dừng lại quan sát. Rùa vàng đang bơi và cố tìm cách lên bờ, trông nó thật vất vả mà không tìm được lối lên. Một học sinh đi lại gần rùa, cúi xuống đưa tay ra định giúp rùa, song cậu ta lại đứng phắt dậy. Có tiếng hỏi: – Sợ à ! Sợ thì để tớ! Cậu kia đáp: – Không sợ rùa, sợ mùi hôi thối. Anh bạn kia vừa cúi xuống, còn xa mới tới mặt nước nơi rùa đang bơi, nhưng cũng vội đứng lên ngay vì không chịu nổi mùi nước hồ xông lên. – Đúng vậy, nước hồ thối quá, đi thôi! Mọi người nhìn thấy rùa chới với, ai cũng có cảm nhận như là rùa đang trách cứ mình : “Các người đứng trên bờ mà không chịu nổi mùi tanh hôi của nước hổ, huống chi ta sống ở dưới này. Ta sống ở đây đã ngót trăm năm. Trước đây nước hồ trong xanh, thoáng mát. Ai qua đây cũng đều phải dừng lại ngắm hổ và tấm tắc khen. Còn bây giờ thì sao ? Mặt nước hồ ngày càng bị thu hẹp lại vì con người lấp hồ để lấy đất cơi nới nhà ở. Hằng ngày, những người đến đây chơi hoặc sống quanh hồ lại thải xuống hồ biết bao nhiêu là chất bẩn… Họ hàng nhà ta rồi đến ngạt thở mà chết thôi”. Các em thật ái ngại cho rùa. Họ dùng dằng bước đi và nhức nhối mang theo câu hỏi: “Phải làm gì đây để cứu rùa và nước không còn mùi hôi thối ?”. PHẠM LẢNG, (Giáo dục giá trị nhân văn ở trường THCS – NXB Giáo dục, 1997) Câu hỏi: 1. Em sẽ làm gì để cứu rùa và nước không còn mùi hôi thối ?
2. Hãy kể tên các hệ sinh thái có ở địa phương ? và việc em đã làm để tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng?
III/ KỸ THUẬT/ PP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG - Phương pháp: góc - Hoạt động: Cá nhân/nhóm IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (3 PHÚT)
a. Mục tiêu - Tạo tâm thế trước khi bắt đầu chủ đề mới b. Nội dung GV giới thiệu vào bài học c. Sản phẩm - HS lắng nghe giáo viên giới thiệu vào chủ đề d. Tổ chức thực hiện GV tổ chức Hs lắng nghe * Đặt vấn đề bài học GV đưa tình huống xuất phát: Gv cho Hs quan sát 1 số hình ảnh (trước khi bị ô nhiễm và sau khi bị ô nhiễm) về rừng, biển, ao hồ cho HS nhận xét sau đó Gv dẫn vào bài Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Vậy bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái nhằm mục đích gì? Chúng ta tìm hiểu nôi dung bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
a. Mục tiêu
-.Chỉ ra được sự đa dạng của các hệ sinh thái - Nêu ra được các biện pháp để bảo vệ các hệ sinh thái b. Nội dung - Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp tranh ảnh, video, thực hiện nhiệm vụ c. Sản phẩm - Hs hoàn thành nội dung các góc
d. Tiến trình hoạt động:
* Giới thiệu các góc, giao nhiệm vụ học tập tại các góc:
- Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụthể ở mỗi góc (3 góc):Góc phân tích,góc quan sát, góc áp dụng. - Hướng dẫn học sinh nghiên cứu vàlựa chọn các góc - Ngồi theo nhóm. - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo nhóm.
* Tổ chức học tập tại các góc: - Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ ởcác góc, mỗi góc trong thời gian 10’rồi luân chuyển sang các góc khác - Hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụvà trưng bày sản phẩm - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. * Tổ chức đánh giá kết quả và củng cố, vận dụng - GV tổ chức cho học sinh trình bàykết quả đã đạt được ở từng góc. Yêucầu đại diện của nhóm học sinh đangngồi tại vị trí của góc nào sẽ trình bàykết quả đạt được ở góc đó. - Chốt kiến thức đúng. - Đại diện của các góc lần lượt trình bày kết quả. - Trong khi đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và cử đại diện đến tại vị trí góc đó để so sánh và đối chiếu với kết quả nhóm mình, nhận xét hoặc bổ sung (nếu có ). Sản phẩm:
Tất cả hs trong lớp có thể tự rút ra nội dung của bài như sau:
I.Sự đa dạng của các hệ sinh thái: - Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: + Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan... + Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi... + Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối.... II. Bảo vệ hệ sinh thái rừng: - Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen. - Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước... - Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng. - Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn. - Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng. - Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng III. Bảo vệ hệ sinh thái biển: - Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá. - Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển. - Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. IV. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp: - Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (Bảng 60.4). - Bảo vệ: + Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu. + Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Từ những kiến thức trên hs có thể vận dụng vào thực tế tại địa phương nêu một vài hệ sinh thái như: HST trên cạn, HST nước ngọt, …. Và có biện pháp bảo vệ các HST của địa phương.