KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT, MÔN SỬ

Thứ năm - 05/08/2021 15:15
DẠY HỌC MỚI
DẠY HỌC MỚI
 
TRƯỜNG THCS MỖ LAO
ĐỀ THI THỬ
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn thi: LỊCH SỬ
          
          Họ và tên thí sinh: .................................................... Số báo danh................. 
 
Mã  002
I. Trắc nghiệm: (10đ)
Hãy khoanh tròn đáp án em cho là đúng nhất mỗi đáp án đúng (0,25đ):
Câu 1: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận:
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương
B.Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
Câu 2. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?
A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 3. Khối quân sự mà Mĩ và các nước phương Tây lập ra nhằm đối phó với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
A. CENTO                                                     
 C. NATO
B. SEATO                                                        
D. ASEAN
Câu 4. Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu ở các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng                 
B. Nổi dậy của nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang.                                                  
D. Bãi công của công nhân.
Câu 5. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì
A. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập
B. phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở châu Phi.  
C. Ai Cập giành độc lập.
D. tất cả các nước châu Phi tuyên bố độc lập.
Câu 6.“Lục địa bùng cháy” là đặc điểm của khu vực nào sau chiến tranh thế giới hai?
A. Châu Á           
B. Châu Âu         
C. Châu Phi                
D. Mĩ la tinh                 
Câu 7. Đất nước đi đầu trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của đế quốc ở Mĩ la tinh.
 A. Bô-li-vi-a       
B. Cu-ba              
C. Cô-lôm-bi-a    
D. Ni-ca-ra-goa
Câu 8. Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” nhờ yếu tố :
A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên         
C. Chính phủ tự nỗ lực cải cách
B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam           
D. Sự liên kết trong khu vực
Câu 9. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.
 A. Anh - Mĩ - Liên Xô                                 
C. Liên Xô- Nhật Bản- Tây Âu 
 B. Mĩ - Đức - Nhật Bản                               
D. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản                          
  Câu10. Sau năm 1945 các nước Tây Âu đã có giải pháp gì để khôi phục kinh tế ?                                                                    
A. Nhận viện trợ của Mĩ                                         
C. Tăng cường xâm lược thuộc địa
B. Tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân      
D. Cải tiến về khoa học-kĩ thuật
Câu 11. Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
      A. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
      B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
      C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
      D. Chi phí cho quốc phòng thấp.
Câu12. Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là?
  A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  C.Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  D. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển hữu nghị hợp tác giữa các nước.
Câu 13. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập ở:
A. Pháp          
B. Liên Xô          
C. Việt Nam            
D.Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 14: Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Nguyễn Hồng Sơn                                
B. Ngô Gia Tự.
C. Nguyễn Ái Quốc.                                  
D. Lê Hồng Phong.
Câu 15 : Tổng bí thư đầu tiên của Đảng công sản Đông Dương là ai?
A. Trần Phú        
B. Nguyễn Ái Quốc         
C. Hà Huy Tập          
 D. Nguyễn Văn Cừ
Câu 16: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. nhiều thành phần giai cấp tôn giáo chính trị            
B. công nhân và nông dân.
C. liên minh tư sản và địa chủ.                                               
D. binh lính và công nông.
Câu 17: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ nghành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp.       
B. Công nghiệp.           
C. Thương nghiệp.       
D. Dịch vụ.
Câu18. Thành tựu lớn về khoa học- kĩ thuật mà Liên xô đạt được  năm 1949 là:
A. Hoàn thành kế hoạch 5 năm  khôi phục kinh tế.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
D. Phóng tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất
Câu 19. Chủ trương chính của Nhà nước Xô Viết trong vấn đề đối ngoại.
A. Duy trì hoà bình thế giới                            
B. Chạy đua vũ trang 
C. Đối đầu với các nước đế quốc                                    
D. Hoà bình, trung lập
Câu  20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bùng nổ vào thời gian nào sau đây:
A. Đêm 18-12-1946                                   
B. Đêm 19-12-1946         
C. Đêm 20-12-1946                                   
D. Đêm 21-12-1946
Câu 21. Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân của ta là:
A. Kháng chiến toàn diện
B. Kháng chiến dự vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 22: Bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12.3.1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là:
A. phát xít Nhật.                                       
B. thực dân Pháp.          
C. cả Pháp - Nhật.                                               
D. phát xít Nhật và phong kiến.
Câu 23: Bài hát Tiến quân ca là của nhạc sĩ nào.
A. Huy Cận                
B. Văn Cao            
C. Phạm Tuyên             
C. Đỗ Nhuận
Câu 24. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với cách mạng Việt Nam là
A. Thực dân Pháp.                 
B. phát xít Nhật.     
C. thực dân Anh.                    
D. quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 25. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay?
A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.   
B. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
C. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
D. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.    
Câu 26. Hai nhiệm vụ chiến lược nào Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra để giữ vững thành quả cách mạng 1945?
A. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.
B. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua Hiến pháp mới.
C. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
D.  Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.               
Câu 27 : Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve trong chiến dịch nào sau đây:
A.Bắc thu đông 1947     
 B. Nam Lào        
C. Biên giới 1950    
D. Điện Biên Phủ
Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
A. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm.
D. Đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập.

Câu 29. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) là
         A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
         B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
         C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
         D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 30. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Bắc là gì?
A.Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.
D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam.
Câu 31 .Nước ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng Xuân năm 1975 là vì
A. chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
B. Mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước
C. Đảng cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
D. nhân dân hai miền mong muốn có một chính phủ thống nhất.
Câu32. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì?
A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc.
B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất
C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất.
D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.
Câu 33: Điểm khác nhau của “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”
A. Chiến tranh xâm lược thực dân mới.
B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội tay sai, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, qui mô lớn hơn, ác liệt hơn.
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn  và cố vấn Mĩ.
Câu 34.Chiến thắng có tính chất mở màn cho viêc đánh bại “chiến tranh cục bộ”của Mĩ ở miền Nam là chiến tranh nào?
 A.Chiến thắng trong mùa khô 1965-1966           
B.Chiến thắng trong mùa khô 1966-1967
C.Chiến thắng Vạn Tường(1965)                          
D.Chiến thắng tết Mâu Thân (1968)
Câu 35.Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ
A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
B. Xâm lược và đặt ách thống trị miền Bắc.
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân  ta ở hai miền đất nước
Câu 36.Sự kiện nào tác động đến hội nghị Bộ chính trị (từ 18-12-1974 đến 9-1-1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?
A.Chiến thắng Buôn Ma Thuột                  .
B.Chiến thắng Tây Nguyên    
Chiến thắng Quảng trị  
D.Chiến thắng Phước Long và đường số 14
Câu 37. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì ?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở 2 miền Nam - Bắc.
C Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 38:Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (18/8/1945). Đó là những tỉnh nào?
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam   
B. Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tỉnh,  Huế
C. Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tỉnh, Quảng Nam    
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Vinh
Câu 39. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói trước mắt?
A. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói.      
B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.  
C. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu.  
D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo
Câu 40 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định giai cấp công nhân là lực lương lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì
A. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo.
B. công nhân có ý thức về quyền lợi giai cấp.
C. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
D. công nhân là đại diện cho phương thức sản xuất mới.












 

Nguồn tin: Giáo viên: Đỗ Thị Minh Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây