Đề thi hk II công nghệ 7

Thứ năm - 29/07/2021 10:49
THCS  THANH THÙY
THCS THANH THÙY
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Thanh Thùy
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 7
Tên chủ đề Nhận biết
(20%)
Thông hiểu
(40%)
Vận dụng
(40%)
Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng 1 1 1
Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng 1 2 2
Khai thác và bảo vệ rừng 1 1 1
Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi 1 1 1
Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi 1 4 4
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 1 3 3
Tổng số câu
(30 câu)
6 12 12











 
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC2020 – 2021
Bài thi: CÔNG NGHỆ
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:
  1. Hấp thu khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.
  2. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.
  3. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.
  4. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2:Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:
  1. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.
  2. Chắn gió bão, sóng biển.
  3. Nghiên cứu khoa học.
  4. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3:Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?
  1. 300 – 330 kg.                                   
  2. 100 – 200 kg.
  3. 320 – 380 kg.                         
  4. 220 – 280 kg.
Câu 4:Vườn gieo ươm là nơi:
  1. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.
  2. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.
  3. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.
  4. Tất cả đều sai.
Câu 5:Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?
  1. Xử lý đất.
  2. Xử lý hạt.
  3. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ.
  4. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.
Câu 6:Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:
  1. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.
  2. Đất tốt và ẩm.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
Câu 7:Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải:
  1. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây.
  2. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.
  3. Chỉ để lại 2 – 3 cây.
  4. Chỉ để lại 1 cây.
Câu 8:Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?
  1. Hạt lim.     
  2. Hạt dẻ.                
  3. Hạt trám.             
  4.  Hạt xoan.
Câu 9:Trong những cây sau, cây nào bị cấm khai thác:
  1. Bách xanh.          
  2. Thông đỏ.  
  3. Sam bông. 
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 10:Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam:
  1. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi.
  2. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói.
  3. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay.
  4. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng.
Câu 11:Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:
  1. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.
  2. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.
  3. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.
  4. Cả A và B đều đúng.
Câu 12:Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm:
  1. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.
  2. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  3. Sản xuất vắc-xin.
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 13:Gà không cung cấp được sản phẩm nào sau đây:
  1. Trứng.        
  2. Thịt.           
  3. Sữa.           
  4. Lông.
Câu 14: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?
  1. Lợn.           
  2. Chuột.                 
  3. Tinh tinh.            
  4. Gà.
Câu 15:Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:
  1. Theo địa lý.
  2. Theo hình thái, ngoại hình.
  3. Theo mức độ hoàn thiện của giống.
  4. Theo hướng sản xuất.
Câu 16:Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc chất khoáng?
  1. Cám.                             
  2. Khô dầu đậu tương.
  3. Premic vitamin.             
  4. Bột cá.
Câu 17:Dạ dày của một số vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… có mấy túi?
  1. 3.               
  2. 4.                         
  3. 5.                         
  4. 6.
Câu 18:Trong các chất dinh dưỡng sau, chất nào được cơ thể hấp thụ trực tiếp không cần qua bước chuyển hóa?
  1. Protein.                         
  2. Muối khoáng.
  3. Gluxit.                          
  4. Vitamin.
Câu 19:Đối với cơ thể vật nuôi, thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để:
  1. Vật nuôi hoạt động.
  2. Tăng sức đề kháng của vật nuôi.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
Câu 20:Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:
  1. Sự sinh trưởng.                                
  2. Sự phát dục.
  3. Phát dục sau đó sinh trưởng.           
  4. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 21:Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi:
  1. Ăn ngon miệng hơn.                         
  2. Tiêu hóa tốt hơn.
  3. Khử bỏ chất độc hại.                        
  4. Cả A, B và C đều sai.
Câu 22:Mục đích của dự trũ thức ăn là:
  1. Làm tăng mùi vị.                              
  2. Tăng tính ngon miệng.
  3. Giữ thức ăn lâu hỏng.                       
  4. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
Câu 23:Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?
  1. Chất xơ.              
  2. Lipid.                  
  3. Gluxit.                 
  4. Protein.
Câu 24:Vắc xin nhược độc là loại vắc xin:
  1. Gây chết mầm bệnh.
  2. Làm suy yếu mầm bệnh.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
Câu 25:Cách nào dưới đây đúng để bảo quản vắc xin?
  1. Luôn giữ vắc xin ở nhiệt độ thấp nhất có thể.
  2. Để vắc xin chỗ nóng.
  3. Tránh ánh sắng mặt trời.
  4. Để nơi có độ ẩm thấp.
Câu 26:Phát biểu nào sau đây không đúng khi vật nuôi bị bệnh?
  1. Rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể.
  2. Giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh.
  3. Giảm khả năng sản xuất.
  4. Tăng giá trị kinh tế.
Câu 27:Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài?
  1. Chấn thương.                                   
  2. Kí sinh trùng.
  3. Vi rút.                                                        
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 28:Các bệnh lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân từ:
  1. Cơ học.      
  2. Vi sinh vật.
  3. Di truyền.  
  4. Hóa học.
Câu 29:Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
  1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
  2. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
  3. Giữ ấm cơ thể.
  4. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 30: Hướng chuồng nên được đặt theo hướng nào?
  1. Nam.          
  2. Đông.                  
  3. Tây – Nam.         
  4. Tây.

Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D B D C B C D C D A D D C B A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B D C B B C A B C D D B B A










 
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH THÙY
ĐỀ THI DỰ PHÒNG
KỲ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC2020 – 2021
Bài thi: CÔNG NGHỆ
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 1995 là:
  1. 14.350.000 ha.                                 
  2. 8.253.000 ha.
  3. 13.000.000 ha.                                 
  4. 5.000.000 ha.
Câu 2: Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?
  1. 300 – 330 kg.                                   
  2. 100 – 200 kg.
  3. 320 – 380 kg.                                   
  4. 220 – 280 kg.
Câu 3:Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:
  1. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.
  2. Chắn gió bão, sóng biển.
  3. Nghiên cứu khoa học.
  4. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4:Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:
  1. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
  2. Mặt đất bằng hay hơi dốc.
  3. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 5:Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
  1. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
  2. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
  3. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
  4. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.
Câu 6:Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách:
  1. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng.
  2. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng.
  3. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây.
  4. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây.
Câu 7:Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?
  1. 3 – 5 tháng.                                      
  2. 5 – 6 tháng.
  3. 6 – 7 tháng.                                      
  4. 1 – 3 tháng.
Câu 8:Mùa thu hoạch quả Long não rừng là:
  1. Từ tháng 1 đến tháng 3.
  2. Từ tháng 4 đến tháng 6.
  3. Từ tháng 8 đến tháng 9.
  4. Từ tháng 10 đến tháng 11.
Câu 9:Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là:
  1. Trồng rừng.
  2. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
Câu 10:Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:
  1. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
  2. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.
  3. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
  4. Cả A, C đều đúng.
Câu 11:Đâu là hoạt động không bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng :
  1. Gây cháy rừng
  2. Khai thác rừng có chọn lọc.
  3. Mua bán lâm sản trái phép.
  4. Lấn chiếm rừng và đất rừng.
Câu 12:Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm?
  1. Vịt.            
  2. Bò.             
  3.  Lợn.          
  4. Trâu.
Câu 13:Con vật nào dưới đây không cung cấp sức kéo:
  1. Trâu.          
  2. Bò.             
  3. Dê.             
  4. Ngựa.
Câu 14:Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về:
  1. Các loại vật nuôi.
  2. Quy mô chăn nuôi.
  3. Thức ăn chăn nuôi.
  4. Cả A và B đều đúng.
Câu 15:Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào?
  1. Giống kiêm dụng.                   
  2. Giống lợn hướng mỡ.
  3. Giống lợn hướng nạc.             
  4. Tất cả đều sai.
Câu 16:Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất?
  1. Rau muống.                                     
  2. Khoai lang củ.
  3. Ngô hạt.                                 
  4. Rơm lúa.
Câu 17:Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?
  1. Cám.                                       
  2. Khô dầu đậu tương.
  3. Premic vitamin.                      
  4. Bột cá.
Câu 18:Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ?
  1. Nước.                                               
  2. Axit amin.
  3. Đường đơn.                            
  4. Ion khoáng.
Câu 19:Điền vào chỗ trống của câu dưới đây các từ còn thiếu: “Nước và protein được cơ thể hấp thụ trực tiếp qua … vào …”
  1. Ruột – máu.
  2. Dạ dày – máu.
  3. Vách ruột – máu.
  4. Vách ruột – gan.
Câu 20:Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:
  1. Sự sinh trưởng.                                
  2. Sự phát dục.
  3. Phát dục sau đó sinh trưởng.           
  4. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 21:Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp vật lí?
  1. Ủ men.                                             
  2. Kiềm hóa rơm rạ.
  3. Rang đậu.                                         
  4. Đường hóa tinh bột.
Câu 22:Mục đích của chế biến thức ăn là:
  1. Làm tăng mùi vị.
  2. Tăng tính ngon miệng.
  3. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 23:Trồng xen, tăng vụ … để có nhiều cây và hạt họ Đậu thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu chất dinh dưỡng gì?
  1. Chất xơ.              
  2. Lipid.                  
  3. Gluxit.                 
  4. Protein.
Câu 24:Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tác dụng phòng bệnh của vắc xin?
  1. Tiêm vắc xin cho vật nuôi khỏe.
  2. Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được.
  3. Cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra kháng thể.
  4. Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch
Câu 25:Phát biểu sai khi nói về điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin là:
  1. Hiệu lực của thuốc giảm khi vật nuôi bị ốm.
  2. Vắc xin còn thừa phải xử lí theo quy định.
  3. Sau khi tiêm phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 1 – 2 giờ tiếp theo.
  4. Dùng vắc xin cho vật nuôi khỏe.
Câu 26:Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân gây bệnh bên trong?
  1. Di truyền.                               
  2. Kí sinh trùng.
  3. Vi rút.                                              
  4. Tất cả đều đúng.
Câu 27:Khi vật nuôi mắc bệnh chữa trị không hết, phương pháp xử lý nào dưới đây chính xác nhất?
  1. Cách ly vật nuôi theo dõi thêm.
  2. Bán ngay khi có thể.
  3. Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám.
  4. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Câu 28: Biện pháp nào dưới đây không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?
  1. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
  2. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
  3. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  4. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.
Câu 29:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?
  1. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
  2. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
  3. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
  4. Chức năng miễn dịch chưa tốt.
Câu 30:Vai trò của chuồng nuôi gồm:
  1. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.
  2. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.
  3. Nâng cao năng suất chăn nuôi.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C D B D B C D D B D B A C D C
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D A C A C D D B C A C A C D



 

Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây