Nguồn gốc tác nhân | Tên tác nhân | Tác hại đối với hệ hô hấp. |
Bụi | ||
Nitơ oxit | ||
Lưu huỳnh oxit | ||
Cacbon oxit | ||
Các chất độc hại | ||
Các vi sinh vật gây bệnh |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu. * Mục tiêu: HS huy động hiểu biết/kinh nghiệm sống kểtên các bệnh hay những tổn thương hệ hô hấp mà các em biết. * Nội dung: HS được yêu cầu quan động não cá nhân kết hộ với thực tế cùng các kiến thức có liên quan kiến thức liên quan đến hệ hô hấp để trả lời câu hỏi sau: 1) kể tên các bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? 2) Nguyên nhân gây ra những bệnh hay tổn thương đó là gì? * Sản phẩm: câu trả lời của HS được ghi trên bảng phụ/bảng: 1)……………………………..(dự kiến câu trả lời) – chốt đúng – sai. 2) ………………………………………………. Chưa cần chốt đúng sai. * Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề : Nêu ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? -GV dành 1 phút cho HS hoạt động động não cá nhân. - Gọi 2 nhóm lên ghi vào 2 phiếu theo hình thức tiếp sức mỗi HS chỉ ghi 1bệnh, sau đó bạn kế tiếp sẽ ghi bệnh thứ hai rồi đến bạn thứ 3, 4… cho đến khi hết giờ , hai bệnh trùng nhau chỉ được tính một lần. Đội nào sau thời gian 2 phút kể được nhiều đáp án hơn sẽ là đội chiến thắng. - GV: Vậy nguyên nhân gây ra các bệnh hay tổn thương đó là gì? Có những biện pháp nào để bảo vệ cho hệ hô hhaps của chúng ta và luyện tập giúp ích gì cho hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung?Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này. |
|||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu:Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. * Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. * Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo trạm. Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm Giáo viên giới thiệu nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập - phiếu hỗ trợ, bảng hoạt động nhóm và cách làm việc trên các phiếu học tập -Có 4 trạm. Mỗi trạm đã có phiếu học tập, đồ dùng ,học liệu cần thiết, máy tính. +Trạm 1:Tìm hiểu các tác nhân gây hại đường hô hấp. + Trạm 2:Đề xuất biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. +Trạm 3:Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. +Trạm 4: Làm bài tập tình huống. Thời gian làm việc cho mỗi nhóm trên mỗi trạm là 8 phút. Bước 2: Chia nhóm - GV tạo nhóm ghép. -GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 8 HS –Đặt tên cho nhóm. +Nhóm 1, nhóm 2,nhóm 3,nhóm 4 -GV phát cho mỗi HS một thẻ bài có đánh số. +Những em nhận được thẻ số 1 thuộc nhóm 1. + Những em nhận được thẻ số 2 thuộc nhóm 2 +Những em nhận được thẻ số 2 thuộc nhóm 3 +Những em nhận được thẻ số 4 thuộc nhóm 4 HS nhận thẻ bài và di chuyển về nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm sẽ di chuyển qua các trạm theo chiều kim đồng hồ (5’)/trạm) . +Nhóm 1 nghiên cứu ở trạm 1. +Nhóm 2 nghiên cứu ở trạm 2. + Nhóm 3 nghiên cứu ở trạm 3. +Nhóm 4 nghiên cứu ở trạm 4. -Sau 8 phút: Nhóm 1 di chuyển sang trạm 2, nhóm 2 sang trạm 3 ,nhóm 3 sang trạm 4, nhóm 4 sang trạm 1. -Cứ sau 5 phút các nhóm lai di chuyển theo tuần tự như vậy cho đến khi cả 4 nhóm đã được làm việc xong với 4 trạm Bước 3:Thực hiện nhiệm vụ HS trong các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạmtheo phiếu học tập -GV quan sát các nhóm làm việc trong mỗi trạm, có thể giúp đỡ nhóm yếu để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4:Tổng kết kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ ở 4 trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bày là bắt đầu từ trạm 1. nhóm lên báo cáo kết quả ở từng trạm hoàn thành, Nhóm 1 sẽ trình bày trước,các nhóm 2,3,4 lấy tinh thần xung phong lên báo cáo. -Đại diện nhóm sẽ lên báo cáo -các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo. Khi các nhóm đã báo cáo xong, giáo viên trình chiếu đáp án cho từng trạm hoặc các nhóm trao đổi bài làm cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó đánh giá - cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tính tích cực của nhóm và đánh giá trên kết quả bài làm. - GV cho HS tổng kết, ghi nhớ bài học dựa trên sản phẩm của các nhóm đã sửa chữa, bổ sung |
|||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (3 phút) vì đã có một phần nội dung luyện tập trong trạm 4 Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học:Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
|||||||
GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở C. Nói không với thuốc lá D. Tất cả các phương án còn lại Câu 2. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ? A. Tất cả các phương án đưa ra B. Trồng nhiều cây xanh C. Xả rác đúng nơi quy định D. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi Câu 3. Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. D. Tất cả các phương án còn lại. |
|||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học:Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
|||||||
Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập ?Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ? |
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. |
||||||
|
Nguồn tin: Giáo viên: Phan Thị Hoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn